DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP.HCM nói chung, và các tỉnh Long An, Bình Dương, BR.Vũng tàu nói riêng. Thủ tục đơn giản, không phát sinh, trọn gói. Không phát sinh thêm. Tư vấn hỗ trợ nhiệt tình. Dịch vụ 24/24. Không phải đi lại nhiều. Gọi Ngay 0933502255
DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Hiện tại, mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Vihaco Việt Nam liệt kê quy trình, thời gian thực hiện và các chi phí mà bạn phải trả cho việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là giấy phép chứng tỏ cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định sản xuất theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực phẩm trước khi đưa ra thị trường an toàn với sức khỏe con người. Làm thế nào để có được giấy chứng nhận VSATTP? Hồ sơ VSATTP cần chuẩn bị những gì? Thời gian bao lâu sẽ có? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này.
1. Thời gian hoàn thành thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: 20-40 ngày (thời gian có thể sớm hơn):
- 01 ngày để Vihaco kiểm tra, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu
- Từ 1-2 ngày đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh.
- 01 ngày để nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 05 ngày để cơ quan nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, Phòng y tế- UBND cấp huyện tổ chức xuống thẩm định cơ sở.
- Nếu cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì trong vòng 15 ngày cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Tổng chi phí xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giới hạn từ 12 đến 18 triệu (tùy theo đơn vị)
a. Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu
+ Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở
+ Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm
b. Đến kiểm tra đơn vị, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu, tư vấn các điều kiện để được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
c. Soạn thảo hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ,theo dõi liên hệ với cá nhân, tổ chức có liên quan và thực hiện các công việc giải trình nếu cần để đạt được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước.
đ. Chí phí “MỀM” tiếp đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
e.Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.
3. Khách hàng cần chuẩn bị và làm những gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực);
- Sơ yếu lí lịch, giấy khám sức khỏe của giám đốc và nhân sự trực tiếp làm việc tại công ty, hoặc của chủ hộ kinh doanh cá thể nếu là hộ kinh doanh
- Giấy xác nhận đã qua tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm của giám đốc/chủ hộ kinh doanh và nhân sự trực tiếp làm việc;
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
4. Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này. Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.
- Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
+ Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
+ Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
+ Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
+ Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
+ Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
+ Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
+ Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.
Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động.
UBND phường, xã, thị trấn: thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.
Lưu ý: Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.
Trên đây là quá trình đăng ký xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn cần hỗ trợ về dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh ATTP. Vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com;
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet
Dịch vụ khác
- Trang 6 of 22
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- ...
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- ..
- 21
- 22
- Trang tiếp ›
- Trang cuối ››