KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM Ở ĐÂU TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Việc kiểm tra an toàn thực phẩm ở đâu tại Thành Phố Hồ Chí Minh đúng quy định để tránh bị phạt, cách xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, thời gian, chi phí doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần phải được nắm rõ
KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM Ở ĐÂU TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng khỏi thực phẩm giả, kém chất lượng và tránh những nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho những hộ kinh doanh về mảng thực phẩm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đầu tiên bạn cần thực hiện khi kinh doanh trong ngành thực phẩm hiện nay. Vihabrand giới thiệu dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với những cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của BQL ATTP HCM.
Căn cứ pháp lý
Thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Nơi đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể:
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
- Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
Quy trình cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Thẩm duyệt hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ đó, nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ cơ sở se nhận được thông báo bằng văn bản.
Đối với hồ sơ không hợp lệ trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nhưng cơ sở lại không phản hồi, bổ sung và hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ bỏ hồ sơ này.
Bước 2: Thẩm định cơ sở
Đối với hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định cơ.
Thành lập đoàn thẩm định cơ sở:
Đây là đoàn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hay cơ quan được ủy quyền thẩm định cơ sở ra quyết định thành lập
Đoàn thẩm định cơ sở sẽ bao gồm từ 05 – 09 thành viên. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thì chỉ cần 03 – 05 thành viên.
Nội dung của việc thẩm định cơ sở:
- Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin cũng như thẩm định tính pháp lý của hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với hồ sơ gốc được lưu tại cơ sở theo đúng quy định. Sau đó sẽ thẩm định điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở đó.
- Nếu như cơ sở đã có đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy phép an toàn thực phẩm
- Nếu cơ sở chưa đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm và phải chờ hoàn thiện lại cơ sở thì phải ghi rõ nội dung cũng như thời gian hoàn thiện, tuy nhiên, thời gian hoàn thiện chỉ trong vòng 60 ngày.
- Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành tổ chức thẩm định lại khi cơ sở đã có văn bản xác nhận việc hoàn thiện toàn bộ những yêu cầu về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của đoàn thẩm định cơ sở lần trước;
- Nếu cơ sở không đạt yêu cầu điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý địa phương với mục đích giám sát và yêu cầu cơ sở đó không được phép hoạt động cho đến khi nhận được giấy phép.
- Cơ sở đó phải nộp lại hồ sơ chính xác để xem xét cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.
Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm
Lấy mẫu thành phẩm để kiểm nghiệm là bước đầu tiên để có thể thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành lấy mẫu thành phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh, sau đó mang về phân tích, kiểm nghiệm dựa theo các quy chuẩn của nhà nước quy định.
Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm sẽ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với các chỉ số an toàn, chỉ tiêu chất lượng. Mỗi sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau.
Bước 2: Lập hồ sơ công bố chất lượng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
- Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm trong vòng 12 tháng.
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng Kế hoạch giám sát định kỳ .
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp)
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và tiến hành xử phạt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong quá trình thẩm định hồ sơ, các doanh nghiệp phải nhanh chóng chỉnh sửa, bổ sung và xử lý kịp thời nếu hồ sơ có vấn đề. Quá trình thẩm định hồ sơ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bởi chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì giấy phép kinh doanh sẽ không cấp. Khi đó sẽ là cơ hội cho các đối thủ của doanh nghiệp mở rộng thị phần và thu hút khách hàng.
Sau khi có kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu cơ quan chức năng phát hiện ra thực phẩm bẩn, không đảm bảo ATTP thì cơ sở đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và tiêu hủy số hàng không đảm bảo.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
“Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.”
Cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định Sở y tế, Sở Nông nghiệp, Sở Công Thương.
Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.
Lưu ý cho việc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng, điều này thể hiện đơn vị kinh doanh của bạn luôn tuân thủ pháp luật, ngoài ra, còn là bằng chứng khẳng định chất lượng sản phẩm tới khách hàng của bạn.
Theo đó tất cả các loại hình kinh doanh thực phẩm từ loại hình nhỏ lẻ như hộ kinh doanh đến loại hình công ty. Các cá nhân và pháp nhân đó đều phải được cơ quan nhà nước thẩm định và cấp phép giấy an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều này được thể hiện rõ trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị xin giấy chứng nhận vệ sinh nếu cần tư vấn thêm, Vui lòng liên hệ công ty Vihaco để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com;
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
Tweet
Dịch vụ khác
- Trang 10 of 22
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- ...
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- ..
- 21
- 22
- Trang tiếp ›
- Trang cuối ››