THÔNG TƯ 05/2013/TT-BKHCN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN

THÔNG TƯ 05/2013/TT-BKHCN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN

THÔNG TƯ 05/2013/TT-BKHCN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN

THÔNG TƯ 05/2013/TT-BKHCN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN

THÔNG TƯ 05/2013/TT-BKHCN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN
THÔNG TƯ 05/2013/TT-BKHCN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN

THÔNG TƯ 05/2013/TT-BKHCN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

-----------

Số: 05/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
-------

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2013

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2007/TT-BKHCN NGÀY 14/02/2007 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 103/2006/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO THÔNG TƯ SỐ 13/2010/TT-BKHCN NGÀY 30/7/2010 VÀ THÔNG TƯ SỐ 18/2011/TT-BKHCN NGÀY 22/7/2011

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005 và Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005 (sau đây gọi là "Luật Sở hữu trí tuệ”);

Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 (sau đây gọi là “Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN

1. Sửa đổi điểm 1.1 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“1.1 Các quyền sở hữu công nghiệp phát sinh hoặc được xác lập dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP và theo quy định cụ thể tại điểm này.”

2. Sửa đổi điểm 7.1.b (iii) và bổ sung điểm 7.1.b (iv) của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“(iii) Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

(iv) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư này (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).”

3. Sửa đổi, bổ sung điểm 13.8 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“13.8 Thi hạn thẩm định hình thức đơn

a) Thời hạn thẩm định hình thức đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.

b) Trong trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo theo điểm 13.6.a của Thông tư này, thì khoảng thời gian để người nộp đơn phản hồi thông báo không tính vào thời hạn thẩm định hình thức. Khoảng thời gian này được hiểu là:

(i) Thời gian từ ngày ra thông báo đến ngày người nộp đơn phản hồi thông báo; hoặc

(ii) Thời hạn ấn định trong thông báo (kể cả được kéo dài theo quy định), trong trường hợp người nộp đơn không phản hồi thông báo.

c) Trong trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ nêu tại điểm 13.6.a của Thông tư này, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.

d) Trước ngày kết thúc thời hạn quy định tại các điểm 13.8.a, 13.8.b hoặc 13.8.c trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ phải thẩm định xong về hình thức đơn và thông báo kết quả cho người nộp đơn theo quy định tại điểm 13.6 hoặc điểm 13.7 của Thông tư này.”

4. Sửa đổi điểm 15.6.d, bổ sung các điểm 15.6.đ và 15.6.e của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“d) Trước khi ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên theo quy định tại các điểm 25.7, 35.9 và 39.10 của Thông tư này.

đ) Thông báo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này được thực hiện đối với các đơn sau đây:

(i) Đơn không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(ii) Đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số các đơn đăng ký sáng chế thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(iii) Đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(iv) Đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số các đơn đăng ký nhãn hiệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(v) Đơn theo thỏa thuận quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ.

e) Đơn không thuộc các trường hợp quy định tại điểm 15.6.đ của Thông tư này được xử lý như sau:

(i) Bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ vì không đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nếu đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất được cấp văn bằng bảo hộ; hoặc

(ii) Được coi là đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất và được xử lý theo quy định tại điểm 15.6.đ trên đây, nếu tất cả các đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc bị rút bỏ, bị coi như rút bỏ.”

5. Sửa đổi, bổ sung điểm 15.7.a (iii) của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“(iii) Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng trong thời hạn quy định tại các điểm 15.7.a (i) và (ii) trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, trong đó:

- Đối với đơn thuộc các trường hợp quy định tại điểm 15.6.đ của Thông tư này: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí đăng bạ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất đối với sáng chế. Người nộp đơn có thể yêu cầu gia hạn thời hạn trên theo quy định tại điểm 9.2 của Thông tư này.

- Đối với đơn không thuộc các trường hợp quy định tại điểm 15.6.đ của Thông tư này: Thông báo tiếp tục xử lý đơn theo điểm 15.6.e của Thông tư này.”

6. Sửa đổi, bổ sung điểm 15.8 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“15.8 Thời hạn thẩm định nội dung đơn

a) Thời hạn thẩm định nội dung đơn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.

b) Trong trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo theo điểm 15.7.a (i) và (ii) Thông tư này, thì khoảng thời gian để người nộp đơn phản hồi thông báo không tính vào thời hạn thẩm định hình thức. Khoảng thời gian này được hiểu là:

(i) Thời gian từ ngày ra thông báo đến ngày người nộp đơn phản hồi thông báo; hoặc

(ii) Thời hạn ấn định trong thông báo (kể cả được kéo dài theo quy định), trong trường hợp người nộp đơn không phản hồi thông báo.

c) Trong trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ nêu tại điểm 15.7.a (i) và (ii) của Thông tư này, thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc giải trình của người nộp đơn theo quy định tại khoản 4 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

(i) Đối với sáng chế, không quá 06 tháng;

(ii) Đối với nhãn hiệu, không quá 03 tháng;

(iii) Đối với kiểu dáng công nghiệp, không quá 02 tháng và 10 ngày;

(iv) Đối với chỉ dẫn địa lý, không quá 02 tháng.”

7. Sửa đổi, bổ sung điểm 25.7 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“25.7 Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với sáng chế

Đối với những đơn đăng ký sáng chế đã được kết luận là đáp ứng các điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo các quy định sau đây:

a) Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, ít nhất phải tiến hành tra cứu thông tin trong các nguồn bắt buộc sau đây (nhưng không chỉ giới hạn việc tra cứu ở nguồn tối thiểu đó): Tất cả các đơn đăng ký sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận (tính đến thời điểm kiểm tra) có cùng Chỉ số phân loại với Chỉ số phân loại của đối tượng nêu trong đơn đang được thẩm định - tính đến Chỉ số phân lớp (Chỉ số hạng thứ ba) và có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) mà chưa được công bố hoặc có ngày công bố muộn hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) của đơn đang được thẩm định.

b) Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.

c) Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 25.1.b trên đây thì Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có thể được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

d) Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 25.7.b trên đây, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có thể được cấp cho sáng chế của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

8. Sửa đổi, bổ sung điểm 35.9 của Thông tư s 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“35.9 Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với kiểu dáng công nghiệp

Đối với những đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được kết luận là đáp ứng các điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo các quy định sau đây:

a) Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, phải tiến hành tra cứu thông tin trong nguồn bắt buộc quy định tại điểm 35.4.b (iv) của Thông tư này.

b) Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) đăng ký các kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm và/hoặc sản phẩm trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.

c) Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 35.9.b trên đây thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

d) Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 35.9.b, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

9. Sửa đổi, bổ sung điểm 37.7 của Thông tư s 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“37.7 Yêu cầu về văn bản cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chng nhận có chứđịa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam

a) Văn bản cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

(i) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc một địa phương);

(ii) Tất cả các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc nhiều địa phương).

b) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương phải thể hiện đầy đủ thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý đó và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nêu tại điểm 37.7.a trên đây.”

10. Bổ sung điểm 37.8 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“37.8 Tiêu chí xác định địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm

a) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm là dấu hiệu dùng cho sản phẩm của địa phương và có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm (chỉ dẫn rằng sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương đó).

Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm thường là địa danh, nhưng cũng có thể là dấu hiệu biểu trưng của địa phương (hình ảnh các sự vật tiêu biểu của địa phương, như biểu tượng, bản đồ, cờ, huy hiệu, thắng cảnh, công trình đặc biệt của địa phương...), hoặc cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào khác.

Địa danh có thể là tên gọi hiện hành hay tên gọi trong lịch sử, tên gọi chính thức hoặc tên gọi dân gian của một khu vực địa lý (xác định theo địa giới hành chính hay các phương thức địa lý học).

b) Một địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương sử dụng cho sản phẩm thông thường (không phải là đặc sản) có thể có hoặc không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm, tùy thuộc vào sản phẩm và thực tế sử dụng địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương.

c) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong các trường hợp sau đây:

(i) Dùng cho đặc sản của địa phương (sản phẩm đặc biệt, có danh tiếng nhờ những đặc trưng nhất định, được sản xuất tại địa phương);

(ii) Dùng cho cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm chế biến từ cây trồng, vật nuôi của địa phương;

(iii) Dùng cho sản phẩm khai thác nguyên liệu thiên nhiên (than, sắt, thép, nhôm, xi măng, đá, muối, gỗ...) ở địa phương;

(iv) Dùng cho những sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp phát triển ở địa phương;

(v) Các trường hợp khác được xác định theo sản phẩm và thực tế sử dụng địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương cho sản phẩm.

d) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong các trường hợp sau đây:

(i) Đã được sử dụng với chức năng nhãn hiệu thông thường và được thừa nhận rộng rãi, tức là đạt được ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc thương mại (khả năng phân biệt) và mất ý nghĩa mô tả nguồn gốc địa lý, ví dụ: bia Hà Nội, bia Sài Gòn;

(ii) Địa phương tương ứng không thể là nơi sản phẩm được sản xuất, ví dụ: thuốc lá Bắc Cực...

Những địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương mà không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm có thể được bảo hộ như nhãn hiệu thông thường, không cần sự cho phép của chính quyền địa phương.

đ) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương thuộc kiến thức địa lý phổ thông được nhiều người biết đến (ví dụ: tên các tỉnh, thành phố, các danh lam, thắng cảnh) dùng cho sản phẩm thông thường của địa phương (kể cả sản phẩm mà địa phương có lợi thế kinh doanh nhưng chưa có danh tiếng, đặc trưng về chất lượng), được nhiều chủ thể kinh doanh ở địa phương sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của mình có ý nghĩa mô tả địa điểm sản xuất (nhưng không có đủ căn cứ để xếp vào loại (c) và (d) trên đây), sẽ là đối tượng không được bảo hộ.

Tuy nhiên, những địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương như vậy vẫn có thể được sử dụng làm một yếu tố phụ cấu thành nhãn hiệu thông thường của các tổ chức, cá nhân ở địa phương tương ứng, với điều kiện địa danh đó bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ (không bảo hộ riêng) và không phải xin phép chính quyền địa phương.”

11. Sửa đổi, bổ sung điểm 39.10 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN như sau:

“39.10 Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với nhãn hiệu

Đối với những đơn đăng ký nhãn hiệu đã được kết luận là đáp ứng điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định sau đây:

a) Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, phải tiến hành tra cứu tất cả các đơn đăng ký nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận (tính đến thời điểm kiểm tra) có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) của đơn đang được thẩm định.

b) Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau, hoặc có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau; và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.

c) Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 39.10.b trên đây thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

d) Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 39.10.b trên đây, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ được cấp cho nhãn hiệu của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

Điều 2. Hiu Ic thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành./.

 Nơi nhận:
Thủ tướng và các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
Tòa án Nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
UBND các tnh, thành phố trực thuộc TƯ;
Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, SHTT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quân

Bạn có thắc mắc gì về thông tư này. Vui lòng liên hệ đơn vị hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp Vihaco Việt Nam

 

Hotline: 0933 502 255 (24/24)

 



Bài viết mới

Thông báo Mời tham dự hội thảo trực tuyến “IP Key SEA Webinar on Trade Secrets”
Trong khuôn khổ Dự án IP Key SEA (IP Key South-East Asia ), Dự án sẽ tổ chức Hội thảo về bí mật kinh...
Thông báo Mở khóa đào tạo trực tuyến Tổng quan về Sở hữu trí tuệ năm 2024 (đợt 1)
Nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng thông qua hình thức đào tạo trực tuyến,...
Thông báo về việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế theo chương trình PPH
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế theo...
Bộ nhận diện của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 phiên bản tiếng Việt
Cục Sở hữu trí tuệ xin trân trọng giới thiệu bộ nhận diện Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới...
Thông báo Đăng ký tham dự Chương trình đào tạo Chuyên gia SHTT Hàn Quốc-WIPO năm 2024 (Korea-WIPO IP
Nhằm thúc đẩy giáo dục sở hữu trí tuệ (SHTT) và phổ biến lĩnh vực sở hữu trí tuệ tới công...
Thông báo về Giải thưởng Toàn cầu 2024 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) dành cho các doanh
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông báo tiếp nhận đăng ký Giải thưởng Toàn cầu 2024...
WIPO phát động Cuộc thi sáng tạo video dành cho giới trẻ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm
Với sở hữu trí tuệ (SHTT), chúng ta có thể kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, biến ý tưởng...
Mời tham dự tập huấn trực tuyến về thủ tục đăng ký và tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp (tháng 03
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về các buổi hướng dẫn thủ tục đăng ký và tra cứu thông tin sáng...
Thông báo về việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với người nộp đơn bị ảnh hưởng do trận động
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo số 370/TB-SHTT ngày 29/01/2024 về việc áp dụng các quy định của...
Thông báo Đăng ký tham dự khóa đào tạo của WIPO năm 2024
Nhằm nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các nhóm...
Cục Sở hữu trí tuệ công bố công khai dự toán ngân sách, công khai số liệu và thuyết minh thực hiện d
Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 15/QĐ-SHTT ngày 24/01/2024 về việc công bố công khai dự toán...
Mời tham dự tập huấn trực tuyến về thủ tục đăng ký và tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp (tháng 01
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về các buổi hướng dẫn thủ tục đăng ký và tra cứu thông tin sáng...
Mời tham gia Khảo sát về Chương trình nghị sự Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sau năm 2025
Để đánh giá tiến độ của Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025 và...
Thông báo đề nghị các Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị các Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo hoạt động quản lý nhà nước...
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyển về địa chỉ mới !
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, từ ngày 01/01/2024,...
Thông báo về Giải thưởng Toàn cầu 2024 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) dành cho các doanh
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông báo tiếp nhận đăng ký Giải thưởng Toàn cầu 2024...
Phạt 20 đến 30 triệu nếu không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện...
Thông báo về việc thực hiện Thông tư số 63/2023/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Ngày 16 tháng 10 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ...
Thành lập Ban Chỉ đạo chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường
Bộ NN-PTNT vừa ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chất lượng, an toàn thực phẩm và phát...
THIẾT KẾ, BỐ TRÍ NHÀ XƯỞNG PHẢI ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN NÀO SAU ĐÂY
Thiết kế, bố trí nhà xưởng phải đáp ứng các điều kiện nào sau đây, việc cấp giấy chứng...
GIẢI BÓNG ĐÁ NGÔI SAO SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHÍA NAM, LẦN THỨ X - 2023
Mời các bạn tham khảo giải bóng đá ngôi sao sở hữu trí tuệ phía Nam lần 10 năm 2023. Đại diện...
CHỨNG NHẬN ISO 13485 THIẾT BỊ Y TẾ
Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 13485 thiết bị y tế uy tín nhất thành phố Hồ Chí...
GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU MỚI
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh châu Âu, Chứng nhận CE cho thiết bị...
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ISO MÀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
Một số kiến thức cơ bản về ISO mà doanh nghiệp cần biết. ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015...
CHUYỂN QUẬN THỦ ĐỨC LÊN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC DOANH NGHIỆP CẦN THAY ĐỔI GIẤY TỜ GÌ
Chuyển quận thủ đức lên thành phố thủ đức doanh nghiệp cần thay đổi những giấy tờ gì. Mọi...
DỊCH VỤ LÀM CHỨNG CHỈ ISO, HACCP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Việc chấp nhận áp dụng ISO 9001:2015 là một quyết định chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp...
KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ, QUÁN CHÈ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH CẦN GIẤY PHÉP GÌ
Vihaco Việt Nam là đơn vị hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp. Điều kiện cần và đủ để mở quán cà...
KINH DOANH NHÀ HÀNG ĂN UỐNG CẦN GIẤY PHÉP GÌ?
Thời gian gần đây Vihaco có nhận được nhiều ý kiến liên quan đến việc mở cửa hàng ăn uống....
CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH NHÀ HÀNG CẦN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
Thời gian qua Vihaco nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến kinh doanh nhà hàng như: Bên em đang có...
TP.HỒ CHÍ MINH BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO CÁC CÁN BỘ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC
Phối hợp tổ chức tập huấn về an toàn thực phẩm cho các cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt...
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯA SẢN PHẨM VÀO SIÊU THỊ LÀ GÌ?
Điều kiện để đưa sản phẩm vào siêu thị. Bạn là doanh nghiệp, hay cá nhân đang quan tâm. Vihaco...
DỊCH VỤ ĐƯA HÀNG VÀO SIÊU THỊ
Vihaco Việt Nam là đơn vị hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã biết làm thế nào để...
HỒ SƠ ĐƯA SẢN PHẨM VÀO SIÊU THỊ
Vihaco Việt Nam là dịch vụ chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn...
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC ĐƯA HÀNG VÀO SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM, VINMART
Dịch vụ làm thủ tục đưa hàng vào siêu thị Big C Việt Nam, vinmart. Thủ tục như thế nào, tiêu chuẩn...
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐƯA HÀNG VÀO SIÊU THỊ
Hiện nay siêu thị là một kênh phân phối hàng lớn nhất và phổ biến nhất, doanh nghiệp dễ dàng...
Tọa đàm “Quyền Sở hữu trí tuệ trong kinh doanh công nghệ và thủ tục đăng ký sáng chế”
Thực hiện Kế hoạch tổ chức tuyên truyền về sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học...
NGÀY SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI NĂM 2019 TÔN VINH SÁNG TẠO TRONG THỂ THAO
Chủ đề "Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao" nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu...
ĐỪNG ĐỂ THƯƠNG HIỆU BỊ ĐÁNH CẮP RỒI MỚI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
Việc xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký chỉ dẫn địa lý xuất xứ...
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - LOGO ĐỘC QUYỀN
Vihaco Việt Nam cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền (hay còn gọi là đăng ký logo, đăng...
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI TP.HCM
Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại TPHCM trọn gói uy tín hàng đầu. Dịch vụ thành lập công ty tại...
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI NĂM 2019
Thành lập doanh nghiệp, Thành lập công ty tại thành phố Hồ Chí Minh với công ty TRỌN GÓI năm 2019,...
TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
Vihaco Việt Nam chuyên tư vấn dịch vụ thủ tục quy trình điều kiện đăng ký thành lập công ty, thành...
ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Bạn muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh? Bạn muốn thành lập thêm doanh nghiệp/công ty để phục...
TẤT TẦN TẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - GIA HẠN VÀ CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu, gia hạn hay chuyển nhượng nhãn hiệu là câu hỏi chung của rất...
ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau khi thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký tên thương hiệu là một bước rất quan trọng. Vây tên...
An toàn thực phẩm và vai trò của truyền thông khoa học
Ngày 26/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam cùng với Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức hội thảo:...
Sabeco được phép thành công ty 100% sở hữu nước ngoài
Sau xác nhận của UBCKNN, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ...
Điện thoại
Nhắn tin
Zalo
Facebook