5 LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
Vihaco Việt Nam là đại diện sở hữu trí tuệ, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký logo. Dịch vụ uy tín nhất tại Việt Nam nói chung, và tại Hà Nội, TPHCM nói riêng. Hãy gọi ngay để được tư vấn
5 LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
Việt Nam với một nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập thị trường Quốc tế như hiện nay thì việc các cá nhân/tổ chức đăng ký để sở hữu độc quyền thương hiệu là điều tất yếu và trở nên phổ biến. Nhưng việc thiếu hiểu biết về đăng ký nhãn hiệu sẽ gây ra nhiều rắc rối và hệ lụy về sau. Từ kinh nghiệm thực tế, bài viết chia sẻ những lỗi cơ bản cần phải tránh, nhằm hỗ trợ các cá nhân/tổ chức trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
5 lỗi thường gặp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
1. Chưa tìm hiểu kỹ về nhãn hiệu
Nhãn hiệu là ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu, nó thể hiện dấu hiệu nhận biết (hình ảnh), tên thương hiệu hoặc thể hiện dịch vụ, sản phẩm đang kinh doanh.
Trước khi đăng ký nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức cần tìm hiểu kỹ về các yêu cầu theo Luật Sở hữu trí tuệ để nhãn hiệu có thể được bảo hộ.
Nhãn hiệu phải có dấu hiệu nhận biết và phân biệt riêng.
Logo thương hiệu phải không bị trùng với các thương hiệu nổi tiếng và các thương hiệu đã được Nhà nước bảo hộ độc quyền.
2. Thực hiện không đúng quy trình
Thông thường khi tung ra sản phẩm mới hoặc khai trương cửa hàng nào đó, Doanh nghiệp sẽ làm trước các thủ tục như: Kiểm nghiệm, công bố sản phẩm, làm mã số mã vạch hoặc chạy quảng cáo để thu hút người tiêu dung.
Khi các thương hiệu đã có chổ đứng trên thị trường, được sự tin dùng của mọi người thì các nhà kinh doanh mới nghĩ đến việc bảo hộ độc quyền thương hiệu.
Đến lúc này, nếu thương hiệu đã bị trùng (tức là có Chủ đơn đăng ký) thì Doanh nghiệp sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, mặc khác lại trở thành người vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ nếu còn tiếp tục sử dụng thương hiệu đó làm tên cửa hàng hoặc sản phẩm tương ứng.
Việc đăng ký bảo hộ muộn sẽ làm ảnh hưởng đến số vốn gây dựng thương hiệu lâu nay, nếu đổi thương hiệu khác sẽ phải thực hiện lại từ đầu (vì người tiêu dùng đã quen với thương hiệu cũ), điều nay làm tốn thêm một phần chi phí khá lớn.
3. Lấy các ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, thương hiệu đang được bảo hộ để thiết kế vào logo của mình
Hiện nay, có nhiều Doanh nghiệp thiết kế logo thương hiệu mang các dấu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký đôc quyền tại Cục SHTT, việc này gây nhầm lẫn về xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ: Thiết kế logo cửa hàng giày có chữ “V” giống với chữ V kéo dài trong logo của giày Vans.
4. Không kiểm tra kỹ nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn
Cá nhân, tổ chức không tra cứu kỹ trước khi đăng ký, dẫn đến việc sau khi đã đăng ký rồi thì phát hiện nhãn hiệu đã bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác có văn bằng bảo hộ còn thời hạn, hoặc đến khi có Thông báo về thẩm định nội dung (dự định từ chối cấp văn bằng) mới biết nhãn hiệu không đạt yêu cầu để được cấp văn bằng.
Việc này khiến cho cá nhân, doanh nghiệp tốn một khoảng chi phí khá lớn cho việc xây dựng thương hiệu trước khi nhận được Thông báo trên từ Cục SHTT.
5. Bị nhầm lẫn giữa tên Công ty và nhãn hiệu
Nhiều Doanh nghiệp nghĩ rằng: tên Công ty không bị trùng mới có thể đăng ký được, vậy không nhất thiết phải đăng ký độc quyền.
Đó là suy nghĩ sai lệch vì chưa phân biệt được giữa đăng ký doanh nghiệp và đăng ký nhãn hiệu.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoach và đầu tư Tỉnh, Thành phố cấp, trong đó tên Công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các Công ty đã đăng ký thì mới được chấp thuận. Mặc khác, Văn bằng nhãn hiệu do Cục SHTT Việt Nam cấp cho Chủ đơn nộp đơn đăng ký nếu nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước. Hai cơ quan này là hai cơ quan Nhà nước khác nhau và có thẩm quyền trên hai lĩnh vực khác nhau.
Tên Công ty tuy không trùng với các Công ty khác và được Sở KH & ĐT cấp Giấy chứng nhận nhưng không chắc chắn rằng trên thị trường Tên Doanh nghiệp này lại không bị trùng với các tên thương hiệu khác. Vì thực chất, trên thương trường hiện nay có rất nhiều cá nhân/tổ chức đang kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều logo thương hiệu khác nhau và phần lớn các thương hiệu này đã được Chủ sở hữu của nó đăng ký bảo hộ độc quyền.
Các cá nhân/ tổ chức nên tìm hiểu kỹ trước khi nộp đơn đăng ký và tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu sớm để giành quyền ưu tiên bảo hộ sớm, tránh được trường hợp tốn chi phí trong việc xây dựng, tạo chỗ đứng cho thương hiệu trên thị trường nhưng lại bị từ chối cấp văn bằng vì nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết Những điều nhất định phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) độc quyền tại Việt Nam. Mọi chi tiết liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Tweet
Dịch vụ khác
- Trang 10 of 17
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- ...
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- ..
- 16
- 17
- Trang tiếp ›
- Trang cuối ››