ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG ĐIỆN
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bàn chải đánh răng điện là thủ tục xác lập quyền nhãn hiệu đối với bàn chải đánh răng điện do doanh nghiệp sản xuất. Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu cho sản phẩm bàn chải đánh răng điện, đăng ký thương hiệu sản phẩm TPHCM. LH ngay
ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG ĐIỆN
Bàn chải đánh răng điện hẳn không còn quá xa lạ với mọi người bởi nó có thể đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc răng miệng hiện đại và thông minh, mang lại hiệu quả bảo vệ răng miệng tốt cho người sử dụng. Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bàn chải đánh răng điện đang là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Vậy đăng ký nhãn hiệu bàn chải đánh răng điện được thực hiện như thế nào? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Vihabrand đưa ra bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Thông tư 236/2016/TT-BTC quy định về lệ phí và lệ phí sở hữu công nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu bàn chải đánh răng điện là gì?
Đăng ký bản quyền thương hiệu cho sản phẩm bàn chải đánh răng điện là thủ tục xác lập quyền nhãn hiệu đối với bàn chải đánh răng điện do doanh nghiệp sản xuất được thể hiện dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu bàn chải đánh răng điện
Theo Bảng phân loại Nice phiên bản 12-2024 được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Nhóm sản phẩm dịch vụ thường được đăng ký cho sản phẩm bàn chải đánh răng điện gồm:
Nhóm 21:
Bàn chải dùng cho cơ thể người, bàn chải làm sạch răng và lợi, hộp đựng bàn chải đánh răng, ca (cốc) súc miệng, bàn chải đánh răng; bàn chải đánh răng chạy điện; chỉ nha khoa; dụng cụ phân phối kem đánh răng; thiết bị và máy đánh bóng dùng cho mục đích gia dụng, không chạy điện; hộp đựng phấn bỏ túi; tăm xỉa răng, đầu bàn chải đánh răng dùng để thay thế; vật dụng để giữ chỉ nha khoa; bàn chải làm sạch kẽ răng, bàn chải chạy bằng pin, vật liệu dùng để làm bàn chải.
Nhóm 35:
Mua bán, xuất nhập khẩu: Chế phẩm chăm sóc răng; chế phẩm vệ sinh miệng, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, đầu bàn chải đánh răng thay thế.
Một số nhãn hiệu bàn chải đánh răng điện uy tín ở Việt Nam
Bàn Chải Điện Sóng Siêu Âm Kemei
Tốc độ rung của Kemei đáng kinh ngạc với khoảng 30.000 lần/1 phút. Dòng sóng siêu âm công nghệ mới không hề gây tiếng ồn khi sử dụng dù tốc độ rung cao. Kemei 907 có tiếng ồn dưới 55dB nên sẽ rất phù hợp nếu như bạn ngại tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến người khác.
Bàn Chải Điện Sóng Âm Philips Sonicare
Sonicare HealthyWhite có độ chuyển động nhẹ nhàng và độ rung khoảng 62000 lần trên phút, kết hợp với đầu bàn chải có độ nghiêng vừa phải, cổ bàn chải cong giúp len vào từng kẽ răng. Do đó có thể đánh bay những mảng bám ở tận sâu trong kẽ răng.
Kết hợp với tính năng Easy Start giúp bạn sẽ làm quen dần với bàn chải, điều chỉnh mức độ rung mạnh nhẹ trong 14 lần sử dụng đầu tiên. Chế độ hẹn giờ Smart timer, bàn chải sẽ tự tắt sau 2 phút. Đối với những người có răng nướu nhạy cảm, răng niềng, răng trám, … cũng có thể yên tâm sử dụng.
Bàn chải đánh răng điện thông minh Seago
Seago có một điểm khá mới lạ so với các dòng bàn chải điện khác chính là 5 chế độ chải răng. Đó chính là làm sạch răng, làm trắng răng, đánh bóng răng, massage nướu và chế độ cho người mới sử dụng.
Điểm cộng siêu to chính là chế độ cho người mới sử dụng, nó giúp bạn làm quen từ từ với bàn chải điện khi chuyển từ đánh răng bằng bàn chải truyền thống. Chế độ rung hợp lý giúp bạn không bị đau.
Bàn chải đánh răng điện Oral-B
Oral-B là một thương hiệu không còn xa lạ với mọi người nữa đúng không nào. Có thể xem như đây là một thương hiệu mà tin chắc rằng ai cũng nghe qua. Thương hiệu này đến từ Đức và được nghiên cứu kỹ càng trước khi ra mắt bất kỳ sản phẩm nào để mang lại chất lượng tuyệt vời và tối ưu nhất.
Nhãn hiệu đã đăng ký cho sản phẩm Bàn chải đánh răng điện Oral-B tại Việt Nam
Chủ đơn: Procter & Gamble Business Services Canada Company
Số đơn: 4-2015-00891
Ngày nộp đơn: 13/01/2015
Ngày cấp văn bằng: 21/07/2016
Nhãn hiệu: ORAL-B ESSENTIALFLOSS
Phân loại sản phẩm/dịch vụ (Nice): Nhóm 21: Bàn chải đánh răng điện.
Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bàn chải đánh răng điện
Để đăng ký, người nộp đơn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu bàn chải đánh răng điện
Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng đây được coi là bước quan trọng trong đăng ký nhãn hiệu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bàn chải đánh răng điện bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định;
- Giấy ủy quyền cho Đại diện Sở hữu trí tuệ – Luật Việt An;
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3x3cm, không vượt quá 8x8cm);
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
- Tài liệu khác (nếu cần).
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định đơn đăng ký
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. Thẩm định nội dung nhằm đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ của các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ;
Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ
- Trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Trường hợp đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ trong vòng 6 tháng trước khi hết hạn và không hạn chế số lần gia hạn.
Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông qua Madrid
Nếu chủ đơn thực hiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia, hệ thống Madrid có thể là một lựa chọn tối ưu để thực hiện đồng thời các đăng ký trong trường hợp này. Quy định về nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có đơn gốc ở Việt Nam được pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định như sau:
Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Đây là giai đoạn quan trọng khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bởi người nộp đơn khi muốn đăng ký thì cần tra cứu trước khả năng bảo hộ của nhãn hiệu cần đăng ký để tránh được những rủi ro khi đơn đăng ký quốc tế bị từ chối do nhầm lẫn với các đơn đăng ký trước đó hoặc thuộc các trường hợp từ chối cấp đơn khác theo quy định.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký bảo hộ
Sau khi hoàn thành việc tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu, và đảm bảo nhãn hiệu không tương tự hoặc có thể gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại các quốc gia thì người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (Mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
- 02 tờ khai MM2 theo đúng mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
- 02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
- 02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ);
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).
Chứng từ nộp phí và lệ phí cần nộp kèm đơn:
- Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ;
- Phí nộp cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu điện đến một trong các địa điểm nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý
Ngôn ngữ nộp đơn: tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Bước 3: Thẩm xét hình thức đơn và đăng công báo
Sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến Văn phòng quốc tế của WIPO. Tại đây, đơn đăng ký sẽ được thẩm định về mặt hình thức, gồm: tư cách người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, mẫu đơn, danh mục hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đơn đăng ký quốc tế sẽ được ghi nhận trong đăng bạ quốc tế và được công bố trong công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO.
Bước 4: WIPO thẩm định hình thức và chuyển tải yêu cầu bảo hộ tới Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia chỉ định
Văn phòng quốc tế thông báo cho từng bên tham gia nhận được yêu cầu bảo hộ trong đơn quốc tế hoặc chỉ định (Các quốc gia chỉ định như Mỹ, Nhật, EU). Từ ngày đăng ký quốc tế hoặc chỉ định sau, việc bảo hộ nhãn hiệu tại từng bên tham gia được chỉ định sẽ giống như khi nhãn hiệu đó được nộp trực tiếp tại cơ quan của bên tham gia đó. Mỗi bên tham gia được chỉ định thẩm định nội dung đơn trong khoảng thời gian quy định theo Nghị định thư Madrid và sau đó thông báo kết quả thẩm định cho Văn phòng quốc tế.
Bước 5: Cấp đơn đăng ký bảo hộ hoặc thông báo từ chối cấp đơn đăng ký bảo hộ
Trong khoảng từ 16-18 tháng:
- Nếu cơ quan nhãn hiệu của nước chỉ định không ra thông báo từ chối thì nhãn hiệu đương nhiên sẽ tự động được bảo hộ tại nước đó.
- Nếu cơ quan nhãn hiệu của nước chỉ định có lý do để không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ gửi Thông báo từ chối tạm thời việc đăng ký nhãn hiệu đó cho chủ nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu sẽ tiến hành trả lời/khiếu nại Thông báo từ chối theo đúng quy định của quốc gia thành viên đó.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Vihabrand
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu bàn chải đánh răng điện;
- Tra cứu sơ bộ và tư vấn khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bàn chải đánh răng điện của Quý khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho Quý khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho Quý khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu bàn chải đánh răng điện vui lòng liên hệ Công ty Vihabrand để được hỗ trợ nhanh nhất!
ĐƠN VỊ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD
Bạn đang có vấn đề về đăng ký bản quyền mà không biết cách giải quyết?
Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAN
Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339 Email: cskh.vihabrand@gmail.com
Website: https://vihabrand.org/ ; http://dangkythuonghieu.org;http://dangkybanquyen.org
Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet
Dịch vụ khác
- Trang 14 of 17
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- ..
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- Trang tiếp ›
- Trang cuối ››