HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MỚI BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP SÁNG CHẾ
Vihaco Việt Nam hướng dẫn đăng ký mới bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sáng chế, đại diện cho các khách hàng thực hiện thủ tục nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ trong thời gian ngắn với chi phí thấp, uy tín và chất lượng nhất
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MỚI BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP SÁNG CHẾ
Bạn có một sản phẩm tự mình tạo ra. Nhưng không biết đăng ký sáng chế ở đâu? Thủ tục thế nào? Hãy đến với Vihaco Việt Nam để có thể đăng ký nhanh chóng và tiện lợi. Những hướng dẫn đăng ký mới bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sáng chế của chúng tôi rất đơn giản và chi tiết nhằm mục đích bạn có thể làm theo những tư vấn ấy để dễ dàng hoàn tất thêm hồ sơ và đăng ký nhanh chóng. Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Chính vì những đặc điểm đó, kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp phân biệt các sản phẩm với nhau, góp phần hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết sản phẩm mình muốn và khẳng định thương hiệu của mình. Với ý nghĩa này, không ít các sản phẩm trong thực tế của doanh nghiệp này bị doanh nghiệp khác sử dụng cho sản phẩm của mình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng để trục lợi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây chúng tôi xin tư vấn cho Quý khách chi tiết về đăng ký mới bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sáng chế
1 - Tài liệu nộp đơn
- Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Theo mẫu của công ty lật Minh Khuê)
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- Năm (5) bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm nếu trong Đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế;
- Tài liệu chuyển nhượng quyền nộp đơn, nếu Người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (VD: Giấy chứng nhận quyền thừa kế, Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động...);
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu, tên thương mại... nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa các dấu hiệu đó.
- Giấy uỷ quyền (Theo mẫu của công ty lật Minh Khuê)
(Tài liệu thứ 5 và 6 chỉ cần nộp trong trường hợp cần thiết)
2 – Một số lưu ý về tài liệu
Bản mô tả phải bao gồm 6 nội dung sau đây:
- Tên sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp.
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp.
- Các kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết.
- Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ.
- Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp (sau đây viết tắt là Phần mô tả).
- Yêu cầu bảo hộ.
Phần mô tả phải trình bày đầy đủ tất cả các điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ và phải chỉ ra các đặc điểm tạo dáng mới do tác giả sáng tạo ra, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với ảnh chụp hoặc bản vẽ.
Các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ phải được trình bày theo trình tự: các đặc điểm hình khối và/ hoặc đường nét và/ hoặc tương quan giữa các đặc điểm nói trên và/ hoặc màu sắc (nếu có).
Nếu kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì Phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó.
Yêu cầu bảo hộ dùng để xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Yêu cầu bảo hộ phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, tức là các đặc điểm mới, khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ nhằm thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp, cụ thể:
- Ảnh chụp/ bản vẽ phải trên phông cùng màu và chỉ chứa sản phẩm mang KDCN yêu cầu bảo hộ;
- Tất cả các ảnh chụp /bản vẽ phải theo cùng một tỷ lệ. Kích thước mỗi tấm ảnh chụp hoặc bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 210mm x 297mm.
- Trong ảnh chụp hoặc bản vẽ phải có hình phối cảnh của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
- Tuỳ thuộc vào Yêu cầu bảo hộ, phải có thêm ảnh chụp hoặc bản vẽ các hình chiếu, mặt cắt đủ để thể hiện rõ các đặc điểm tạo dáng mới của KDCN cần được bảo hộ.
- Mỗi phương án của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ phải có ảnh chụp hoặc bản vẽ thể hiện đặc điểm khác biệt với phương án cơ bản.
- Đối với sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được (tủ, va-li...) phải có hình sản phẩm ở trạng thái mở.
- Đối với bộ sản phẩm phải có hình phối cảnh của cả bộ sản phẩm và các hình chiếu của riêng từng sản phẩm trong bộ đó.
3 - Thời gian đăng ký kiểu dáng
Thời gian đăng ký: 7-12 tháng.
Thời gian tra cứu: 7-10 ngày làm việc.
Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com;
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet