Khi nào cơ sở phải nộp Đơn đề nghị xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời hạn là 3 năm.
Khi nào cơ sở phải nộp Đơn đề nghị xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vihabrand mời các bạn tham khảo thủ tục cấp lại Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm chi tiết trong phần nội dung dưới đây.
Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm
- Trình tự thực hiện: Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện
+ Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
* Nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
* Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện bổ sung (1 lần).
+ Bước 3: Kiểm tra trực tiếp tại cơ sở.
+ Bước 4: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu).
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu).
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ;
+ Giấy chứng nhận ATTP (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).
Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu), gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
*Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: (18 ngày)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện.
+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150.000 đồng/lần cấp.
(Biểu số 01 ban hành theo thông tư số 149/2013/TT-BTC, ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính, quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm).
+ Phí quản lý an toàn thực phẩm:
* Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đủ điều kiện an toàn thực phẩm 500.000đ/lần/cơ sở.
* Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ 1.000.000đ/lần/cơ sở
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu đồng/tháng 2.000.000đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu lớn hơn 100 triệu đồng/tháng 3.000.000đ/lần/cơ sở.
* Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm:
+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm 500.000đ/lần/cơ sở.
+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm 1.000.000đ/lần/cơ sở.
(Biểu số 2 ban hành theo thông tư số 149/2013/TT-BTC, ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính, quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Phụ lục 01;
+ Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Phụ lục 02;
+ Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, Phụ lục 03;
(Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT, ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ sở có kết quả xếp loại A hoặc loại B.
(Điều 8, Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật An toàn thực phẩm;
+ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
+ Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản.
+ Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT, ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011;
+ Thông tư số 149/2013/TT-BTC, ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính, quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong khi thực hiện thủ tục này, nếu còn vướng mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời. Quý khách đang muốn kinh doanh thực phẩm mà chưa biết phải xây dựng nhà hàng theo nguyên tắc chuẩn đảm bảo vệ sinh theo quy định của Nhà Nước. Hãy liên hệ với Vihabrand để được tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại TPHCM
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com;
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet
Dịch vụ khác
- Trang 9 of 22
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- ...
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- ..
- 21
- 22
- Trang tiếp ›
- Trang cuối ››