Email: cskh.shtt@gmail.com
Hotline: 0933502255
Giờ làm việc:
8h00 - 17h00 (Thứ 2 - Thứ 7)
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Dịch vụ
- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
- CÔNG BỐ SẢN PHẨM
- TƯ VẤN MÃ SỐ MÃ VẠCH
- ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU
- ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
- ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
- SÁNG CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
- DỊCH VỤ TƯ VẤN HỖ TRỢ PHÁP LÝ KHÁC
- TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU
- CHỨNG NHẬN ISO
- QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN
- Văn bản pháp luật
- Tin tức
- Tuyển dụng
- Liên hệ
QUY TRÌNH XỬ LÝ TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU NĂM 2019 TẠI TP.HCM, LONG AN
Quy trình xử lý vi phạm đối với các hành vi xậm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa. Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco Việt Nam với các dịch vụ tiện ích: Giám định, đánh giá mức độ vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ
QUY TRÌNH XỬ LÝ TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU NĂM 2019 TẠI TP.HCM, LONG AN
Ngày nay, các doanh nghiệp, công ty xuất hiện ngày càng nhiều, với hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ hay kiểu dáng sản phẩm, hay tác giả của một bài văn, một bản nhạc,…của chính mình. Nhất là số lượng các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước ngày một gia tăng, vậy làm sao để phân biệt được sản phẩm, kiểu dáng này là của doanh nghiệp nào với cùng một loại sản phẩm, cũng làm sao để tránh khỏi những sự trùng lập về tên, thương hiệu giữa các doanh nghiệp, dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng. Đối với pháp luật về bảo hộ thương hiệu thì đôi khi đây cũng là một khó khăn, bởi lẽ họ không thể kiểm soát hoàn toàn được. Quy trình xử lý vi phạm đối với các hành vi xậm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bao gồm các bước sau:
1. Xác lập tư cách pháp lý và chuẩn bị tài liệu:
Để xác lập tư cách đại diện sở hữu công nghiệp của SB Law, khách hàng cần cung cấp Giấy ủy quyền trong đó có thể hiện SB Law là đại diện sở hữu công nghiệp và SB Law có đủ thẩm quyền để thực thi, bảo hộ quyền tại Việt Nam.
Để có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền (xử lý vi phạm nhãn hiệu), chủ thể quyền phải cung cấp các tài liệu sau đây:
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (03 bản); hoặc
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ (03 bản); hoặc
+ Bản sao có chứng thực Hợp đồng license đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
+ Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm (03 mẫu) nếu các sản phẩm này không phải là các sản phẩm dễ cháy, độc hại hoặc khó bảo quản; hoặc
+ Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm (03 bộ);
+ Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
2. Giám định sở hữu trí tuệ
Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.
Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm:
+ Tờ khai theo mẫu (SB law cung cấp);
+ Giấy ủy quyền (Gửi lại khi nhận được yêu cầu);
+ Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ)
+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.
Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định
3. Xử lý vi phạm
Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền.
Phương án 1: Dịch vụ cảnh báo.
Trong trường hợp khách hàng đồng ý thực hiện theo phương án này, SB law sẽ gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thểm xem xét phương án 2 dưới đây.
Chú ý: Phương án này không phải là phương án bắt buộc theo quy định hiện hành.
Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xậm phạm của bên vi phạm (biện pháp hành chính)
Theo phương án này SB Law sẽ soạn thảo các tài liệu cần thiết và nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 97/2010/NĐ-CP;
Tài liệu cần thiết cho việc thực hiện phương án này bao gồm:
Giấy ủy quyền (Vihaco Việt Nam cung cấp);
Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền;
Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của NOIP)
Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị xử lý (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
Kết luận giám định của Viện khoa học sở hữu trí tuệ;
Các tài liệu khác có khả năng sử dụng trong quá trình xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý, có quan có thẩm quyền phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý. Trong trường hợp đơn chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chủ thể quyền cung cấp, bổ sung trong vòng 30 ngày tính từ ngày ra yêu cầu.
Trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.
Dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu:
Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ
Công ty:TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
Địa chỉ: 20/1/6 Đường Trục, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: +84 28 6275 8518 _ Hotline: +84 0933502255 _ Fax: +84 28 6275 8518
Website.http://dangkythuonghieu.org
Email: vihabrand@gmail.com
Tweet