THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vihabrand cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu uy tín có địa chỉ tại Q.Bình Thạnh TPHCM. Sau khi thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký tên thương hiệu là một bước rất quan trọng. Vây tên thương hiệu là gì? Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết dưới đây
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) nhanh nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Bạn ở Tp.HCM, bạn có nhu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo nhưng không biết cách thức và thủ tục. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Tp HCM. Thương hiệu là dấu hiệu để khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Quý khách, đồng thời hạn chế sự vi phạm về thương hiệu từ bên thứ 3. Đăng ký thương hiệu tại TPHCM. Cục Sở Hữu Trí Tuệ thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đại diện tiếp nhận, giải đáp cũng như hướng dẫn người nộp đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Vihabrand là Đại diện sở hữu trí tuệ có văn phòng đại diện tại địa chỉ tại Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, ta thấy mục tiêu chính của nhãn hiệu là phân biệt, là căn cứ để người tiêu dùng biết đây là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình, chứ không phải của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, rất dễ xảy ra trường hợp nhãn hiệu đi đăng ký của các doanh nghiệp trông khá tương tự và dễ gây nhầm lẫn với nhau nên pháp luật quy định khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức mà phải trải qua bước thẩm định.
Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.
Bước tra cứu chuyên sâu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là cần thiết vì đây là hệ cơ sở dữ liệu chính thức giúp người dự định nộp đơn đăng ký biết được nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký thành công hay không. Khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng thành công. Trường hợp phổ biến nhất khiến doanh nghiệp không đăng ký thành công nhãn hiệu là nhãn hiệu mình dự định đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.
Sau khi tiến hành tra cứu và nhận thấy triển vọng đăng ký thành công, doanh nghiệp sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
- Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.
Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 05 mẫu nhãn hiệu kềm theo Tờ khai đơn;
- Chứng từ đã nộp lệ phí;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
- Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan.
Một số trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt không đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ
- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
- Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng liên tục 5 năm;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá.
Một số câu hỏi về thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Cá nhân có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?
Theo quy định tại điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức,cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Do đó cá nhân hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ được không?
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Một nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Tra cứu nhãn hiệu có phải thủ tục bắt buộc không?
Tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên tra cứu nhãn hiệu để xác định nhãn hiệu dự định đăng ký có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không? Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không?
Đơn đăng ký Nhãn hiệu đã nộp có được sửa đổi không?
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.
Dịch vụ của Vihabrand về thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Quý Khách hàng có quan tâm và cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu uy tín có địa chỉ tại Q.Bình Thạnh TPHCM, xin vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND
Người đại diện: (Ông) NGUYỄN VIỆT HÀ Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: Tầng 5A, Tòa nhà Văn phòng Thủy Lợi 4; 286-288, Nguyễn Xí , Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế: 0313625602
Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339 Email: cskh.vihabrand@gmail.com
Website.https://dangkythuonghieu.org
Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet
Dịch vụ khác
- Trang 16 of 17
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- ..
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- Trang tiếp ›
- Trang cuối ››