THỦ TỤC PHÁP LÝ MỞ QUÁN CAFE
Thủ tục pháp lý mở quán cafe, chi phí pháp lý mở quán cafe, thủ tục xin phép xây dựng quán cafe, pháp lý quán cafe, dịch vụ làm giấy phép kinh doanh quán cafe, xuất hóa đơn quán cà phê, mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh, ngành nghề kinh doanh quán cà phê. Gọi ngay 0933502255 để được tư vấn
THỦ TỤC PHÁP LÝ MỞ QUÁN CAFE
Trong nhiều năm trở lại đây, các cửa hàng cafe xuất hiện rất nhiều, từ những quán lớn, được đầu tư thiết kế, bài trí một cách chuyên nghiệp và bài bản cho tới những quán cafe “cóc” bình dân. Tùy quy mô và “gu” của mỗi quán sẽ phù hợp với những đối tượng khách đến khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định của Pháp luật Việt Nam, mọi công dân, tổ chức muốn kinh doanh đều phải làm thủ tục xin phép với cơ quan nhà nước.Sau khi hoàn tất các bước thiết kế sửa chữa, cải tạo, xây mới,... quán cafe của bạn. Thì việc tiếp theo bạn nên làm là việc chuẩn bị “thủ tục pháp lý kinh doanh trước khi quán cafe, trà sữa của bạn đi vào hoạt động.
1. Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh? Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 thì các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định. (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong)
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
Từ đó có thể nhận thấy việc mở quán có địa điểm kinh doanh cố định thì phải có giấy phép kinh doanh trừ bán rong hay vỉa hè
2. Mở quán cafe nhỏ (quán cóc) có cần giấy phép kinh doanh không?
Sau khi xét xét 6 mục trong Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì quán cafe. (dù là bất cứ mô hình, hình thức nào: cafe sách, cafe sân vườn, cafe game,..). Đều không nằm trong trường hợp được miễn trừ không cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Vì vậy khi mở quán cafe nhỏ hay lớn đều cần giấy phép kinh doanh quán cafe theo đúng quy định của nhà nước.
3. Quán cà phê thuộc ngành nghề kinh doanh nào?
Mã ngành kinh doanh quán cà phê
Nhóm ngành quán cà phê, giải khát gồm có những hoạt động kinh tế được quy định tại Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
56101: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống
Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. Khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về.
56109: Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác
Nhóm này gồm: Hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong như: xe thùng bán kem và xe bán hàng ăn lưu động.
5629 – 56290: Dịch vụ ăn uống khác
Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.
Nhóm này cũng gồm:
+ Hoạt động nhượng quyển kinh doanh ăn uống, ví dụ cung cấp dịch vụ ăn uống cho các cuộc thi đấu thể thao hoặc những sự kiện tương tự trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồ ăn uống thường được chế biến tại địa điểm của đơn vị cung cấp dịch vụ, sau đó vận chuyển đến nơi cung cấp cho khách hàng;
+ Cung cấp suất ăn theo hợp đồng, ví dụ cung cấp suất ăn cho các hãng hàng không, xí nghiệp vận tải hành khách đường sắt…;
+ Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;
+ Hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ (ví dụ căng tin cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học) trên cơ sở nhượng quyền.
563 – 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống
Nhóm này gồm: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ của các quán bar, quán rượu; quán giải khát có khiêu vũ (trong đó cung cấp dịch vụ đồ uống là chủ yếu); hàng bia, quán bia; quán cafe, nước hoa quả, giải khát; dịch vụ đồ uống khác như: nước mía, nước sinh tố, quán chè, xe bán rong đồ uống…
56301: Quán rượu, bia, quầy bar
Nhóm này gồm: Hoạt động của các quán rượu phục vụ khách hàng uống tại chỗ: rượu mạnh, rượu vang, rượu cocktail, bia các loại…
56309: Dịch vụ phục vụ đồ uống khác
Nhóm này gồm: Hoạt động của các quán chế biến và phục vụ khách hàng tại chỗ các loại đồ uống như: cà phê, nước sinh tố, nước mía, nước quả, quán chè đỗ đen, đỗ xanh
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động của xe bán rong đồ uống
4. Thuế khi mở quán cafe
Các loại thuế khi kinh doanh quán cafe
- Doanh nghiệp thông thường chịu các loại thuế: GTGT, TNDN, TNCN (nếu có) và lệ phí môn bài
- Hộ kinh doanh thông thường chịu các loại thuế: GTGT, TNCN và lệ phí môn bài
Cách tính thuế kinh doanh cà phê và Mức thuế cho quán cà phê
Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ cần phải đóng các loại thuế sau khi kinh doanh có thu nhập:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho quán cà phê phải đóng là 20%.
- Thuế suất thuế Giá trị gia tăng 10%
- Lệ phí môn bài được đóng căn cứ theo vốn đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ) của doanh nghiệp:
+ Từ 10 tỷ trở xuống: Đóng 2 triệu/năm
+ Vốn trên 10 tỷ: Đóng 3 triệu/năm
Loại hình hộ kinh doanh cá thể
Thuế GTGT = 3% x doanh thu tính thuế (Doanh thu tính thuế do cơ quan thuế khoán)
Thuế thu nhập cá nhân ( thuế TNCN) = 1,5% x doanh thu tính thuế (Doanh thu tính thuế do cơ quan thuế khoán)
5. Thủ tục xin phép xây dựng quán cafe
Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng quán đúng quy trình
Bước đầu tiên trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép xây dựng quán cà phê đó chính là chuẩn bị hồ sơ trong đó có đầy đủ các giấy tờ cần thiết liên quan và được các cơ quan cấp phép yêu cầu. Đối với quán cà phê mới mở cần chuẩn bị lập thành 3 bộ hồ sơ và nộp tại UBND Quận/ Huyện bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) đứng tên chủ nhà.
- Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất.
- Bản chép lại một phần bản đồ đất trên thực địa chính xác lược đồ ranh giới lô đất.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, Lược đồ công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, lược đồ cấp thoát nước, điện
Sau khi nộp, cơ quan cấp phép xây dựng sẽ tiếp nhận, xử lý, kiểm tra hồ sơ xem đã hợp lệ hay chưa. Nếu có thiếu sót gì trong quá trình kiểm tra hồ sơ, cơ quan cấp phép sẽ thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Thời gian nhận được kết quả sẽ trong khoảng 10 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ. Bạn hãy tới nơi tiếp nhận hồ sơ được ghi rõ trong giấy biên nhận để lấy kết quả và thông báo về lệ phí theo đúng quy định.
Giấy phép xây dựng đạt chuẩn mà bạn nhận được sẽ kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp phép xây dựng.
6. Mở quán cafe không đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không?
Căn cứ theo khoản 3 điều 6 nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định như sau: 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp theo quy định
Trong trường hợp bạn không có giấy phép kinh doanh thì theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ký ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt như sau: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.”
Tức là tùy theo mức độ vi phạm, công an phường sẽ xem xét và xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Với lỗi mở quán cafe mà không đăng ký kinh doanh.
Như vậy có thể nói dù bất cứ hình thức quán cafe nào thì khi mở quán cafe cần giấy phép kinh doanh. Và các giấy tờ cần thiết theo đúng quy định của nhà nước.
7. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh quán cafe và giấy an toàn thực phẩm cho quán cà phê
Hiện nay quán cafe được xếp vào loại cửa hàng, dịch vụ ăn uống. Vì vậy bạn cần nắm rõ mô hình của mình thuộc loại hình kinh doanh nào:
- Doanh nghiệp: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình
- Hộ kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ
- Cá nhân kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ
a. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
- Hợp đồng thuê quán (nếu có)
- Với mô hình dịch vụ ăn uống, cần có thêm một thủ tục bắt buộc nữa đó là xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP)
b. Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm( bản sao)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối
- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý
- Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở
8. Trình tự xin cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí.
Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ của bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp
9. Phí, lệ phí nhà nước về cấp giấy phép kinh quán cà phê
Lệ phí khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Và xin cấp Giấy chứng nhận được niêm yết cụ thể tại từng trụ sở nơi tiến hành đăng ký.
Đăng ký kinh doanh là 200.000 đồng/lần;
Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là 100.000 đồng/ hồ sơ
10. Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh quán cà phê của Vihabrand
Khách hàng cung cấp:
Chỉ cần CMND công chứng
Phí dịch vụ trọn gói:
- Thành lập công ty: 5.000.000.
- Thành lập Hộ kinh doanh cá thể: 1.500.000.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Vihabrand:
- Không phải đi lại
- Nhận giấy phép tại nhà
- Dịch vụ trọn vẹn từ A – Z
- Cung cấp tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan đến thuế và kinh doanh
Hãy liên hệ ngay với Vihabrand được tư vấn miễn phí và báo giá ngay qua điện thoại!
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Tweet