TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU PHỞ HÙNG TẠI TP.HCM
Tranh chấp thương hiệu. Thương hiệu sản phẩm là vấn đề đầu tiên mà người tiêu dùng quan tâm khi muốn mua một sản phẩm nào đó, Đăng ký thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá, đăng ký thương hiệu độc quyền, đăng ký bản quyền logo, sáng chế, kiểu dáng
TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU PHỞ HÙNG TẠI TP.HCM
Tranh chấp thương hiệu. Thương hiệu sản phẩm là vấn đề đầu tiên mà người tiêu dùng quan tâm khi muốn mua một sản phẩm nào đó. Tranh chấp thương hiệu Phở Hùng tại TP HCM
Tại TP HCM hiện có nhiều quán phở mang tên Phở Hùng như Phở Hùng Hai Bà Trưng, Phở Hùng Rạch Giá, Phở Hùng Phú Mỹ Hưng... và những quán này đang bị yêu cầu dùng tên khác vì xảy ra tranh chấp thương hiệu.
Bà Trần Thị Tuyết Lan cho biết bà và ông Tiền Kim Thành (Tien Tony - quốc tịch Mỹ) biết nhau từ năm 2002. Ông Tien Tony có một số cửa hàng mang tên Phở Hùng tại Mỹ.
Năm 2006, tại TP HCM, bà Lan đại diện cho cả gia đình đứng tên lập hộ kinh doanh và nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” (nhóm 43), kèm theo logo hình vòng tròn, bên trong có cô gái đội nón lá, hướng mặt vào tô phở bốc khói. Nhãn hiệu này tương tự như nhãn hiệu Phở Hùng tại Mỹ.
Đến năm 2007, bà Lan và ông Tien Tony cùng lập nên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phở Hùng (gọi tắt là Công ty Phở Hùng). Trong đó ông Tien Tony góp 300 triệu đồng, bà Lan góp 200 triệu đồng. Nhãn hiệu nói trên được chuyển cho Công ty sở hữu.
Năm 2010, phát hiện ở đường Hai Bà Trưng có quán Phở Hùng tương tự nhãn hiệu của mình, bà Lan tìm hiểu và biết ông Tien Tony ký hợp đồng cho người khác dùng nhãn hiệu Phở Hùng mà không thông qua Công ty. Tranh chấp xảy ra, ông Tien Tony kiện ra tòa. Sau nhiều lần thương lượng, đến tháng 8/2013 hai bên hòa giải thành. Ông Tien Tony nhượng lại phần vốn cho bà Lan, bà Lan trả ông một tỷ đồng, ông Tien chỉ “được quyền sử dụng nhãn hiệu Phở Hùng của Công ty cho một tiệm phở do ông làm chủ”.
Ngay sau đó, bà Lan làm thủ tục đổi từ hai thành viên sở hữu còn một mình bà là chủ sở hữu Công ty. Hiện công ty này có hai quán Phở Hùng, một ở đường Nguyễn Trãi (quận 1) và một ở đường Nguyễn Tri Phương (quận 10).
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quán mang tên Phở Hùng mọc lên, với cách trình bày na ná nhau. Ví dụ như nhãn hiệu Phở Hùng của công ty bà Lan như quán Phở Hùng ở đường Nguyễn Thị Nghĩa (quận 1), Hai Bà Trưng (quận 3), Nguyễn Thị Thập (quận 7), khu phố Mỹ Phúc (quận 7), Nguyễn Đức Cảnh (quận 7). Vì vậy Công ty của bà Lan đã có văn bản gửi cho các quán nói trên yêu cầu chấm dứt sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, các quán trên vẫn không đổi tên.
Bà Lan đề nghị Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp. Mãi đến tháng 8/2014, bà Trần Thị P.M đại diện cho ba quán phở trong số trên, đến Sở Khoa học và Công nghệ giải trình và được Thanh tra Sở yêu cầu chấm dứt vi phạm. Đến tháng 9, ba quán phở trên có thông báo cho Sở biết đã đổi bảng hiệu. Thế nhưng bảng hiệu mới vẫn dùng “Phở Hùng” nên Thanh tra Sở có ý kiến xác định “là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã bảo hộ”, “không đáp ứng đúng yêu cầu”. Thanh tra Sở cũng yêu cầu các quán trên làm việc với Sở để giải trình lại.
Bà Lan cho biết còn có một số quán khác mang tên Phở Hùng với cách trình bày logo, hình ảnh, kiểu chữ khác đi một chút. Ví dụ, logo tròn có hình người đàn ông nằm giữa chữ Phở và chữ Hùng, trông như Phở O. Hùng. Chữ “PHỞ HÙNG” viết hoa toàn bộ và thẳng đứng, không viết thường và in nghiêng như chữ Phở Hùng của công ty bà Lan.
Tra cứu trên hệ thống dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) thì hiện có gần 150 nhãn hiệu độc quyền liên quan đến phở như Phở Thìn, Phở Anh, Phở 2000, Phở 24, Phở Ao Sen…
Ông Long cũng phân tích: nhóm 43 được gọi chung là nhóm “dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống”. Tùy vào đăng ký của chủ nhãn hiệu mà sẽ được bảo hộ trong phạm vi đó. Ví dụ, đăng ký bảo hộ tên Hùng cho “quán ăn, nhà hàng, quán cà phê” thì cứ quán ăn, nhà hàng, cà phê nào mang tên Hùng cũng có thể bị xem là vi phạm. Công ty trên đăng ký nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” thì quán phở khác viết chữ Phở Hùng theo kiểu đứng, kiểu nằm, kiểu cách điệu hay kiểu gì đi nữa, miễn phát âm ra được là “Phở Hùng” thì bị xem là vi phạm.
Theo luật sư Long, khi bị vi phạm về nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể giải quyết theo con đường hành chính, như cách Công ty Phở Hùng đang thực hiện. Nếu bên vi phạm cho là không có vi phạm, nhãn hiệu không tương tự... thì doanh nghiệp có thể trưng cầu giám định để làm chứng cứ hữu hiệu cho cơ quan quản lý ra quyết định xử phạt, cưỡng chế gỡ bảng. Nếu không dùng cách hành chính thì vẫn có thể kiện ra tòa. Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu không dùng dằng như tranh chấp về tên thương mại.
Trường hợp, nếu một quán phở đặt tên là Phở Hùng Vương thì không vi phạm, vì chữ Hùng Vương có nghĩa khác chữ Hùng. Nhưng nếu đặt Phở Hùng 1, Phở Hùng 2, Phở Hùng Mới, Phở Hùng Gốc, Phở Hùng chính hiệu, Phở Hùng Rạch Giá, Phở Hùng Hai Bà Trưng... thì những cụm từ sau mang ý nghĩa bổ sung cho chữ Hùng nên những tên như thế này vẫn bị xem là vi phạm. Một kinh nghiệm cho những bên muốn mua quyền sử dụng nhãn hiệu là phải tra cứu xem chủ nhãn hiệu là ai, công ty nào. Hợp đồng phải do người đại diện pháp luật của công ty ký.
Với một số nhãn hiệu không thể kiểm tra trên cổng thông tin điện tử của Cục sở hữu trí tuệ thì bạn nên nhờ đến đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để được hỗ trợ.
Hơn nữa, thủ tục và các hồ sơ giấy tờ liên quan để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần được thực hiện theo mẫu quy định. Thông qua các quy trình kiểm tra, rà soát và phê duyệt thì nhãn hiệu của doanh nghiệp mới chính thức được Cục sở hữu trí tuệ bảo vệ. Quá trình này sẽ tốn kém rất nhiều thời gian nếu gặp sai sót ở bước hoàn thành hồ sơ đăng ký. Chính vì thế để đảm bảo cho nhãn hiệu được bảo hộ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí thì bạn nên tìm đến các đơn vị chuyên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Vihaco Việt Nam - Đơn vị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyên nghiệp tại Việt Nam
Nếu bạn đang tìm kiếm 1 đơn vị hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyên nghiệp và uy tín hãy liên hệ với Vihaco Việt Nam:
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com;
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Tweet