ĐĂNG KÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh. Sau khi có giấy phép kinh doanh các ngành: nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, sản xuất nước đá, dịch vụ ăn uống, sản xuất, mua bán, đóng gói thực phẩm, nước uống đóng chai doanh nghiệp phải xin giấy chứng nhận VSATTP
ĐĂNG KÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ mới tham gia thị trường vẫn còn bỡ ngỡ khi muốn xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm. Đăng ký để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở) và được có quan có thẩm quyền phù hợp cấp chứng nhận. Vihabrand giới thiệu dịch vụ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm đối với những cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của BQL ATTP HCM.
Để được chứng nhân là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hợp pháp, cần những giấy tờ sau đây:
– Trước tiên bạn liên hệ với Trung tâm y tế dự phòng quận (huyên) để tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp bạn đặt trụ sở (tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bên bạn đăng ký để thực hiện chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký doanh nghiệp).
Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể theo dõi qua bài viết này nhé.
Luật sư tư vấn về quy trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở , người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ :
- Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( nếu có).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở
- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống
- Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu)
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe.
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở). Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng - khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
- Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn.
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh( Theo mẫu)
- Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì phải có danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ
Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.
Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.
Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.
Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.
Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính. Vihabrand là dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu bạn đang cảm thấy phiền hà vì thủ tục cấp giấy chứng nhận quá rối rắm thì hãy liên hệ với Đại diện sở hữu trí tuệ Vihabrand để được tư vấn và hỗ trợ từ A-Z nhé! Chỉ cần một cú điện thoại tới hotline của Vihabrand thì mọi thủ tục giấy tờ cấp phép sẽ được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi giúp bạn giải quyết nhanh chóng
10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao phải đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế
1. Thịt và các sản phẩm từ thịt: Là các sản phẩm thịt đã qua sơ chế (sống hoặc chín) và các sản phẩm có thành phần nguyên liệu chính từ thịt;
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Là các sản phẩm sữa đã qua chế biến và các sản phẩm có thành phần nguyên liệu chính từ sữa;
3. Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng: Là các loại trứng và các sản phẩm có thành phần nguyên liệu chính từ trứng;
4. Thuỷ sản tươi sống và đã qua chế biến: Là các loại thuỷ sản đã qua sơ chế, chế biến (hoặc chưa) có thể ăn ngay hoặc phải chế biến lại;
5. Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên (Điều 3 Quyết định số 02/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 7/01/2005 ban hành “Quy định về quản lý chất lượng về CLVSATTP nước khoáng đóng chai”);
6. Thực phẩm chức năng: thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm:
- Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ xung: Theo điều 12 khoản 11 Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế V/V ban hành quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm; theo điều 3 khoản 10 Pháp lệnh VSATTP số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 7/8/2003.
- Phụ gia thực phẩm: Theo điều 3 khoản 7 Pháp lệnh VSATTP số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 7/8/2003.
7. Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay: Là các loại thức ăn đồ uống ăn ngay không phải qua chế biến;
8. Thực phẩm đông lạnh: Là các loại thực phẩm đã qua sơ chế và được bảo quản lạnh đông;
9. Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành: Là sản phẩm sữa được chế biến từ đậu nành có bao gói kín hoặc không và các sản phẩm có thành phẩm nguyên liệu chính từ đậu nành;
10. Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngày: là các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngày mà không cần qua chế biến
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet