LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2021 BẠN CẦN BIẾT NẾU KINH DOANH THỰC PHẨM
Luật xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm năm 2021. Bạn nên biết nếu kinh doanh thực phẩm. Sau đây là tổng hợp các quy định mới về Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, được phân loại theo từng chủ đề. Mức xử phạt hành chính là khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm vệ sinh an toàn thự phẩm.
LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2021 BẠN CẦN BIẾT NẾU KINH DOANH THỰC PHẨM
Xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm được diễn ra khi đơn vị kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm do pháp luật ban hành. Mức xử phạt hành chính là khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm vệ sinh an toàn thự phẩm. Cùng tìm hiểu các mức xử phạt khi vi phạm an toàn thực phẩm trong bài viết dưới đây
Cơ sở pháp lý xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm
Xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm được dựa vào các cơ sở pháp lý sau đây:
- Luật an toàn thực phẩm 2010
Đối tượng phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh ngành hàng thực phẩm phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động trừ các đơn vị đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Đơn vị sơ chế nhỏ lẻ;
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Đơn vị kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở được cấp một trong các Giấy chứng nhận sau: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Hệ thông phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Tiêu chuẩn thực phẩm cuốc tế (IFS), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc giấy khác tương đương và còn hiệu lực.
Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm địa điểm cố định như cơ sở kinh doanh rượu bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến tinh bột, bột, bánh kẹo, kinh doanh thực phẩm chức năng; sản xuất kinh doanh sản phẩm từ nông nghiệp như: thủy hải sản, ngũ cốc,… thì đều phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp.
Căn cứ khi xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành hàng nói chung và kinh doanh thực phẩm nói riêng đều phải đáp ứng đủ các yêu cầu mà pháp luật ban hành. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào không đủ điều kiện và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì không được phép kinh doanh. Những trường hợp cố tình kinh doanh trái phép mà bị phát hiện sẽ bị xử phạt và buộc ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ điều 18 Nghị định 115/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 vnđ đến 30.000.000 vnđ đối với hành vi sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 vnđ đến 40.000.000 vnđ đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 vnđ đến 60.000.000 vnđ đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Những biện pháp khắc phục hậu quả nếu vi phạm:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều này.
Có thể thấy mức xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao, và nó cho thấy sự nghiêm minh, hình thức răn đe của pháp luật đối với hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, các cơ sở kinh doanh thực phẩm cần thực hiện đúng, nghiêm túc về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây, là phần từ vấn về mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích liên quan tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh. Nếu bạn còn những khúc mắc về mức xử phạt hoặc cần hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm có thể liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ luật sư tư vấn kịp thời.
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet
Dịch vụ khác
- Trang 6 of 22
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- ...
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- ..
- 21
- 22
- Trang tiếp ›
- Trang cuối ››