NGHỊ ĐỊNH 18/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

NGHỊ ĐỊNH 18/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

NGHỊ ĐỊNH 18/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

NGHỊ ĐỊNH 18/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

NGHỊ ĐỊNH 18/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN
NGHỊ ĐỊNH 18/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

NGHỊ ĐỊNH 18/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật xuất bản năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chế độ nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với. tác phẩm báo chí (gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), xuất bản phẩm theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật xuất bản; thù lao cho người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phẩmngười sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí, nhà xuất bản và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến tác phm báo chí, xuất bản phm.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là tác phẩm) được sử dụng.

2. Quỹ nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trích lập theo quy định để chtrả nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác.

3. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho người thực hiện công việc có liên quan đến tác phẩm theo quy định tại Nghị định này.

4. Lợi ích vật chất là các lợi ích mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng ngoài nhuận bút bao gồm: Nhận sách, báo biếu, vé mời xem công bố tác phẩm, giải thưởng trong nước và quốc tế...

Điều 4. Quy định về trả nhuận bút, thù lao

1. Mức nhuận bút, thù lao trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đến kinh tế - xã hội, mức độ đóng góp vào tác phẩm, các quy định khuyến khích sáng tạo tác phẩm tại Nghị định này và quy định của cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm hoặc theo hợp đồng sử dụng xuất bản phẩm với nhà xuất bản. Mức nhuận bút của tác giả không thấp hơn mức thù lao của người tham gia công việc có liên quan đến tác phẩm cùng thể loại.

2. Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, phóng sự điu tra; tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác; tác giả của tác phẩm được thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng nhuận bút cao hơn nhằm khuyến khích sáng tạo.

3. Tác phẩm thuộc loại hình sáng tác, nghiên cứu được trả nhuận bút cao hơn tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, biên soạn, chú giải, tuyển tập và hp tuyển. Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm khi tác phẩm đó được sử dụng làm tuyển tập, hợp tuyển, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm và biên soạn thành tác phẩm mới hoặc dịch sang ngôn ngữ khác. Đối với tác phẩm gốc được dịch sang ngôn ngữ khác để thể hiện trên loại hình báo chí khác hoặc ấn phẩm báo chí khác của cùng một cơ quan báo chí, việc chi trả nhuận bút thực hiện theo quy định của từng cơ quan báo chí.

4. Tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút theo quy định tại Nghị định này và quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm.

5. Tác phẩm lưu hành nội bộ, không kinh doanh hưởng chế độ nhuận bút thấp hơn tác phẩm thuộc thể loại tương ứng có kinh doanh. Mức nhuận bút do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng tác phẩm thỏa thuận.

6. Đối với tác phẩm đồng tác giả, tỷ lệ phân chia nhuận bút do các tác giả thỏa thuận.

7. Tác phẩm báo chí đăng tải lại có trích dẫn nguồn của cơ quan báo chí khác đã có thỏa thuận chia sẻ thông tin theo quy định về bản quyền, nhuận bút do các cơ quan báo chí thỏa thuận quyết định.

8. Cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trong phạm vi nguồn đã được quy định.

Quỹ nhuận bút dùng để trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được sử dụng; trả thù lao, lợi ích vật chất; tổ chức các hoạt động khuyến khích sáng tạo, không sử dụng vào mục đích khác.

9. Đối với tác phẩm thuộc thể loại chưa được quy định cụ thể tại Nghị định này, việc trả nhuận bút do bên sử dụng tác phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thông qua hợp đồng khoán gọn.

10. Chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày tác phẩm được đăng tải, công bố, bên sử dụng tác phẩm phải trả hết tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Trường hợp cơ quan báo chí đã liên hệ, thông báo ít nhất 3 lần cho người hưởng nhuận bút, thù lao nhưng không nhận được hồi âm thì tiền nhuận bút, thù lao đó được kết chuyển sang Quỹ nhuận bút của năm tiếp theo.

11. Tác giả làm việc theo chế độ hợp đồng với cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm, sáng tạo tác phẩm ngoài định mức được giao của cơ quan báo chí, được hưởng 100% nhuận bút.

12. Người thuộc cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí ngoài định mức được giao, hưởng 100% thù lao.

Điều 5. Khiếu nại, tố cáo

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với chế độ nhuận bút, thù lao trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương II

NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO IN, BÁO ĐIỆN TỬ

Điều 6. Đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử

1. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyềtác giả có tác phẩm được cơ quan báo chí sử dụng.

2. Lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên và những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm báo chí.

3. Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.

Điều 7. Nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện tử

1. Khung nhuận bút cho tác phẩm báo in, báo điện tử được quy định như sau:

Nhóm

Thể loại

Hệ số tối đa

1

Tin

Trả lời bạn đọc

10

2

Tranh

10

3

Ảnh

10

4

Chính luận

30

5

Phóng sự

Ký (một kỳ)

Bài phỏng vấn

30

6

Sáng tác văn học

30

7

Nghiên cứu

30

8

Trực tuyến

Media

50

2. Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là mức tiền lương cơ sở).

Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động, việc trả nhuận bút cao hơn mức bình quân chung do Tổng biên tập quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, khung hệ số nhuận bút nhưng không vượt quá hệ số tối đa tại khung nhuận bút.

3. Nhuận bút được tính như sau:

Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.

4. Những quy định khác

a) Tác giả phần lời của bản nhạc, của truyện tranh, phụ đề thể loại Media hưởng từ 20 - 50% nhuận bút của tác phẩm đó.

b) Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại hưởng từ 40 - 65% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do Tng biên tập quyết định.

c) Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm 10 - 20% nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.

d) Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác hưởng thêm 30 - 50% nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.

đ) Tác giả của tác phẩm thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm được hưởng thêm tối đa bằng mức nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.

e) Đối với báo điện tử, nhuận bút, thù lao thông tin do độc giả cung cấp sẽ do Tổng biên tập quyết định, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.

g) Đối với các bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn được cơ quan báo chí trả nhuận bút theo quy chế của cơ quan báo chí.

Điều 8. Quỹ nhuận bút

1. Quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử được hình thành từ các nguồn sau:

a) Nguồn thu từ hoạt động báo chí;

b) Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí;

c) Nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

d) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).

2. Đối với cơ quan báo chí chưa bảo đảm chi phí hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trên cơ sở dự toán xây dựng theo quy định như sau:

Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.

Tng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí trong năm = Tng hệ số nhuận bút bình quân trong một kỳ báo, tạp chí Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút số kỳ báo, tạp chí trong năm.

Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm.

Tổng số thù lao tối đa không quá 50% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm.

3. Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động, quỹ nhuận bút do cơ quan báo chí quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.

Chương III

NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO NÓI, BÁO HÌNH

Điều 9. Đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình

1. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo nói, báo hình sử dụng.

2. Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) - đối với báo nói.

3. Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sĩ - đối với báo hình.

4. Lãnh đạo cơ quan báo nói và báo hình, phát thanh viên, biên tập viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn và chuyên viên kỹ thuật âm thanh, quay phim kỹ xảo được trả thù lao.

Điều 10. Nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo hình

1. Khung nhuận bút cho tác phẩm báo nói, báo hình được quy định như sau:

Nhóm

Th loi

Hệ số tối đa

1

Tin

Trả lời bn đc

10

2

Chính lun

30

3

Phóng sự

Ký (một kỳ)

Bài phỏng vấn

30

4

Sáng tác văn học

30

5

Nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục

30

6

Toạ đàm, giao lưu

50

2. Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở.

3. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thuộc Khoản 1 Điều 9 Nghị định này hưởng nhuận bút theo quy định tại khung nhuận bút.

4. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này như sau:

a) Đối với thể loại 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 20 - 30% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;

b) Đối với thể loại 4 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 150% thể loại tương ứng;

c) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 70% mức nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video.

5. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này như sau:

a) Đối với thể loại 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 100% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;

b) Đối với thể loại 4 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 100 - 200% thể loại tương ứng;

c) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng mức nhuận bút tương ứng theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video. Tổng giám đc (hoặc Giám đốc) đài truyền hình được quyền trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ở mức cao hơn nhưng tổng nhuận bút và thù lao tối đa không quá 20% đối với phim truyện, sân khấu truyền hình, không quá 60% đối với phim tài liệu, phim khoa học trong tổng chi phí sản xuất tác phẩm (không bao gồm chi phí thiết bị về truyền hình).

6. Những quy định khác

a) Tác phẩm phát nhiều lần trên sóng hưởng nhuận bút theo thỏa thuận trong hợp đồng.

b) Đối với thể loại cầu phát thanh, cầu truyền hình, chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình truyền hình trực tiếp và những thể loại khác chưa quy định trong Nghị định này, tuỳ theo tính chất, quy mô, Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) các Đài phát thanh, truyền hình quyết định mức nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người liên quan thực hiện các chương trình đó.

Điều 11. Quỹ nhuận bút

1. Quỹ nhuận bút của báo nói, báo hình được hình thành từ các nguồn sau:

a) Nguồn thu từ hoạt động báo chí;

b) Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí;

c) Nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

d) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).

2. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình chưa bảo đảm chi phí hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm cấp kinh phí trích lập quỹ nhuận bút trên cơ sở dự toán xây dựng như sau:

Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm, khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.

Tổng số nhuận bút phải trả trong năm = Số lượng bình quân nhuận bút cho một chương trình phát thanh, truyền hình Tổng thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình trong năm.

Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.

Tổng số thù lao tối đa không quá 70% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.

3. Đi với đài phát thanh, đài truyền hình tự bảo đảm chi phí hoạt động hoặc hoạt động theo cơ chế tài chính đặc thù, quỹ nhuận bút do đài phát thanh, đài truyền hình quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.

Chương IV

NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM

Điều 12. Đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với xuất bản phẩm

1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của xuất bản phẩm được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả nhuận bút.

2. Người sưu tầm, người hiệu đính tác phẩm, người cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả thù lao đối với:

a) Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;

b) Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó.

3. Biên tập viên được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả thù lao theo mức độ đóng góp vào nội dung bản thảo.

Nhuận bút và tiền thù lao được tính trong giá thành xuất bản phẩm.

Điều 13. Nhuận bút xuất bản phẩm

Khung chi trả nhuận bút: Nhuận bút đối với xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng, số lượng tính theo tỷ lệ phn trăm (%) trong khung nhuận bút dưới đây:

Nhóm

Thể loại

Tỷ lệ phần trăm (%)

I

Xuất bản phẩm thuộc loại sáng tác:

 

1

Văn xuôi

8 - 17%

2

Sách nhạc

10 - 17%

3

Thơ

12 - 17%

4

Kịch bản sân khấu, điện ảnh

12 - 17%

5

Sách tranh, sách ảnh

8 - 12%

6

Truyện tranh

4- 10%

7

Từ điển, sách tra cứu

12 - 18%

8

Sách nghiên cứu lý luận về chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục

12 - 18%

9

Sách khoa học - công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, công trình khoa học

10 - 17%

10

Sách phổ biến kiến thức về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ

8 - 12%

11

Giáo trình bậc sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, sách phương pháp cho giáo viên và phụ huynh

8 - 16%

12

Sách bài học, sách bài tập, sách vở bài tập, sách cho giáo viên, sách chương trình mục tiêu (theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

30 140% mức tiền lương cơ sở/tiết theo quy định của chương trình

13

Sách tham khảo phổ thông theo chương trình sách giáo khoa.

2 - 12%

II

Xuất bản phẩm thuộc loại phóng tác, cảbiên, chuyển thể, sưu tầm, chú giải, tuyển tập, hp tuyển

5 - 10%

III

Xuất bản phẩm thuộc loại dịch

 

1

Dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài

8 - 12%

2

Dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (trừ truyện tranh)

6 - 12%

3

Dịch từ một ngôn ngữ nước ngoài sang một ngôn ngữ nước ngoài khác

12 - 18%

3

Dịch từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

12 - 15%

4

Dịch từ tiếng dân tộc thiểu số này sang tiếng dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam

15 - 18%

5

Dịch từ chữ Hán Nôm hoặc tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt

12 - 15%

IV

Băng, đĩa, CD ROM thay sách và kèm theo sách

10 - 13 %

V

Bản đồ

7 - 23%

2. Cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng thỏa thuận cách tính nhuận bút và mức nhuận bút đối với các loại xuất bản phẩm sau đây:

a) Xuất bản phẩm điện tử theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật xuất bản năm 2012;

b) Xuất bản phẩm có giá trị lý luận, khoa học và thực tiễn cao;

c) Xuất bản phẩm chuyển nhượng quyền sở hữu vĩnh viễn;

d) Trường hợp khác do hai bên tự nguyện thỏa thuận.

3. Những quy định khác

a) Người hiệu đính tác phẩm dịch được hưởng từ 5 - 30% nhuận bút tác phẩm dịch tuỳ theo mức độ và chất lượng hiệu đính.

Trường hợp hiệu đính trên 30% tác phẩm dịch thì người hiệu đính là đồng tác giả.

b) Biên tập viên, người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm, tài liệu được hưởng thù lao theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm.

c) Đối với xuất bản phẩm thuộc loại dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển, cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm phải xin phép và trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm gốc, Mức nhuận bút do cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc thỏa thuận.

d) Tác giả phần lời của bản nhạc, truyện tranh được hưởng từ 30 - 50% nhuận bút của xuất bản phẩm đó.

đ) Đối với xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác, ngoài khoản nhuận bút quy định theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định này được hưởng thêm từ 10 - 30% nhuận bút của xuất bản phẩm đó.

e) Nhuận bút đối với xuất bản phẩm song ngữ bằng 50% mức nhuận bút của xuất bản phẩm dịch cùng thể loại quy định trong khung nhuận bút.

g) Nhuận bút đối với xuất bản phẩm tái bản được hưởng từ 50 - 100% so với mức nhuận bút xuất bản lần đầu và được tính trên giá bán lẻ mới.

h) Ngoài tiền nhuận bút, tác giả được nhận 05 - 10 bản xuất bản phẩm. Trường hợp xuất bản phẩm có nhiều tác giả, số lượng xuất bản phẩm các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được nhận do cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm quyết định.

i) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm quy định cụ thể tỷ lệ trả nhuận bút, thù lao cho xuất bản phẩm theo quy định tại Nghị định này.

Điều 14. Phương thức tính nhuận bút

1. Nhuận bút đối với xuất bản phẩm được tính như sau:

Nhuận bút = Tỷ lệ % Giá bán lẻ xuất bản phẩm x Số lượng in

Trong đó:

a) Tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ trả nhuận bút;

b) Giá bán lẻ xuất bản phẩm là giá tiền in ở cuối trang bìa 4 hoặc giá bán lẻ ghi trên hóa đơn bán xuất bản phẩm (đốvới xuất bản phẩm không ghi giá bán) vào thời điểm thanh toán trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở quyền tác giả;

Trường hợp sau đó giá bán lẻ thay đổi, nếu không có thỏa thuận khác được ghi trong hợp đồng sử dụng xuất bản phẩm, giá bán lẻ để tính nhuận bút vẫn giữ nguyên;

c) Số lượng in là số lượng ghi trong hợp đồng sử dụng tác phẩm.

2. Nhuận bút đối với xuất bản phẩm do nhà nước đặt hàng, được tính như sau:

Nhuận bút = Tỷ lệ % Giá thành sản xuất x Số lượng in

Trong đó:

a) Tỷ lệ phần trăm (%) và số lượng in theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Giá thành sản xuất là tổng chi phí của xuất bản phẩm không bao gồm chi phí phát hành.

3. Nhuận bút tài liệu không kinh doanh (lưu hành nội bộ hoặc phát không thu tiền) được tính như sau:

Nhuận bút = Tỷ lệ % Giá thành sản xuất số lượng in.

4. Nhuận bút sách bài học, sách bài tập, sách vở bài tập, sách cho giáo viên, sách chương trình mục tiêu theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại số thứ tự 12 nhóm I khung nhuận bút quy định tại Khoản 1 Điu 13 Nghị định này được tính như sau:

Nhuận bút = Tỷ lệ phần trăm (%) Mức tiền lương cơ sở x Số lượng tiết học theo quy định của chương trình.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.

Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Chương II, Chương V, Chương VI Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút hết hiệu lực.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và các cơ quan báo chí, nhà xuất bản chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, KGVX (3b).KN. 240

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Bạn có thắc mắc gì về nghị định này. Vui lòng liên hệ đơn vị hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp Vihaco Việt Nam

 

Hotline: 0933 502 255 (24/24)

 



Bài viết mới

GIẢI BÓNG ĐÁ SHTT PHÍA NAM LẦN THỨ 11 NĂM 2024
Thay mặt BTC "GIẢI BÓNG ĐÁ SHTT PHÍA NAM LẦN THỨ 11 NĂM 2024", Công ty TNHH Vihabrand xin thông báo chính...
Thông báo Mời tham dự hội thảo trực tuyến “IP Key SEA Webinar on Trade Secrets”
Trong khuôn khổ Dự án IP Key SEA (IP Key South-East Asia ), Dự án sẽ tổ chức Hội thảo về bí mật kinh...
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm uy tín nhất TPHCM. Tháng hành động...
Thông báo Mở khóa đào tạo trực tuyến Tổng quan về Sở hữu trí tuệ năm 2024 (đợt 1)
Nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng thông qua hình thức đào tạo trực tuyến,...
Thông báo về việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế theo chương trình PPH
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế theo...
Bộ nhận diện của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 phiên bản tiếng Việt
Cục Sở hữu trí tuệ xin trân trọng giới thiệu bộ nhận diện Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới...
Thông báo Đăng ký tham dự Chương trình đào tạo Chuyên gia SHTT Hàn Quốc-WIPO năm 2024 (Korea-WIPO IP
Nhằm thúc đẩy giáo dục sở hữu trí tuệ (SHTT) và phổ biến lĩnh vực sở hữu trí tuệ tới công...
Thông báo về Giải thưởng Toàn cầu 2024 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) dành cho các doanh
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông báo tiếp nhận đăng ký Giải thưởng Toàn cầu 2024...
WIPO phát động Cuộc thi sáng tạo video dành cho giới trẻ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm
Với sở hữu trí tuệ (SHTT), chúng ta có thể kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, biến ý tưởng...
Mời tham dự tập huấn trực tuyến về thủ tục đăng ký và tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp (tháng 03
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về các buổi hướng dẫn thủ tục đăng ký và tra cứu thông tin sáng...
Thông báo về việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với người nộp đơn bị ảnh hưởng do trận động
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo số 370/TB-SHTT ngày 29/01/2024 về việc áp dụng các quy định của...
Cục Sở hữu trí tuệ công bố công khai dự toán ngân sách, công khai số liệu và thuyết minh thực hiện d
Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 15/QĐ-SHTT ngày 24/01/2024 về việc công bố công khai dự toán...
Mời tham dự tập huấn trực tuyến về thủ tục đăng ký và tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp (tháng 01
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về các buổi hướng dẫn thủ tục đăng ký và tra cứu thông tin sáng...
Mời tham gia Khảo sát về Chương trình nghị sự Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sau năm 2025
Để đánh giá tiến độ của Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025 và...
Thông báo đề nghị các Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị các Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo hoạt động quản lý nhà nước...
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyển về địa chỉ mới !
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, từ ngày 01/01/2024,...
Thông báo về Giải thưởng Toàn cầu 2024 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) dành cho các doanh
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông báo tiếp nhận đăng ký Giải thưởng Toàn cầu 2024...
Phạt 20 đến 30 triệu nếu không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện...
Thông báo về việc thực hiện Thông tư số 63/2023/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Ngày 16 tháng 10 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ...
Thành lập Ban Chỉ đạo chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường
Bộ NN-PTNT vừa ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chất lượng, an toàn thực phẩm và phát...
THIẾT KẾ, BỐ TRÍ NHÀ XƯỞNG PHẢI ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN NÀO SAU ĐÂY
Thiết kế, bố trí nhà xưởng phải đáp ứng các điều kiện nào sau đây, việc cấp giấy chứng...
GIẢI BÓNG ĐÁ NGÔI SAO SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHÍA NAM, LẦN THỨ X - 2023
Mời các bạn tham khảo giải bóng đá ngôi sao sở hữu trí tuệ phía Nam lần 10 năm 2023. Đại diện...
CHỨNG NHẬN ISO 13485 THIẾT BỊ Y TẾ
Vihabrand chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 13485 thiết bị y tế uy tín nhất thành phố Hồ Chí...
GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU MỚI
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh châu Âu, Chứng nhận CE cho thiết bị...
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ISO MÀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
Một số kiến thức cơ bản về ISO mà doanh nghiệp cần biết. ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015...
CHUYỂN QUẬN THỦ ĐỨC LÊN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC DOANH NGHIỆP CẦN THAY ĐỔI GIẤY TỜ GÌ
Chuyển quận thủ đức lên thành phố thủ đức doanh nghiệp cần thay đổi những giấy tờ gì. Mọi...
DỊCH VỤ LÀM CHỨNG CHỈ ISO, HACCP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Việc chấp nhận áp dụng ISO 9001:2015 là một quyết định chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp...
KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ, QUÁN CHÈ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH CẦN GIẤY PHÉP GÌ
Vihaco Việt Nam là đơn vị hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp. Điều kiện cần và đủ để mở quán cà...
KINH DOANH NHÀ HÀNG ĂN UỐNG CẦN GIẤY PHÉP GÌ?
Thời gian gần đây Vihaco có nhận được nhiều ý kiến liên quan đến việc mở cửa hàng ăn uống....
CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH NHÀ HÀNG CẦN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
Thời gian qua Vihaco nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến kinh doanh nhà hàng như: Bên em đang có...
TP.HỒ CHÍ MINH BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO CÁC CÁN BỘ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC
Phối hợp tổ chức tập huấn về an toàn thực phẩm cho các cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt...
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯA SẢN PHẨM VÀO SIÊU THỊ LÀ GÌ?
Điều kiện để đưa sản phẩm vào siêu thị. Bạn là doanh nghiệp, hay cá nhân đang quan tâm. Vihaco...
DỊCH VỤ ĐƯA HÀNG VÀO SIÊU THỊ
Vihaco Việt Nam là đơn vị hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã biết làm thế nào để...
HỒ SƠ ĐƯA SẢN PHẨM VÀO SIÊU THỊ
Vihaco Việt Nam là dịch vụ chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn...
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC ĐƯA HÀNG VÀO SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM, VINMART
Dịch vụ làm thủ tục đưa hàng vào siêu thị Big C Việt Nam, vinmart. Thủ tục như thế nào, tiêu chuẩn...
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐƯA HÀNG VÀO SIÊU THỊ
Hiện nay siêu thị là một kênh phân phối hàng lớn nhất và phổ biến nhất, doanh nghiệp dễ dàng...
Tọa đàm “Quyền Sở hữu trí tuệ trong kinh doanh công nghệ và thủ tục đăng ký sáng chế”
Thực hiện Kế hoạch tổ chức tuyên truyền về sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học...
NGÀY SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI NĂM 2019 TÔN VINH SÁNG TẠO TRONG THỂ THAO
Chủ đề "Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao" nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu...
ĐỪNG ĐỂ THƯƠNG HIỆU BỊ ĐÁNH CẮP RỒI MỚI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
Việc xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký chỉ dẫn địa lý xuất xứ...
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - LOGO ĐỘC QUYỀN
Vihaco Việt Nam cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền (hay còn gọi là đăng ký logo, đăng...
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI TP.HCM
Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại TPHCM trọn gói uy tín hàng đầu. Dịch vụ thành lập công ty tại...
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI NĂM 2019
Thành lập doanh nghiệp, Thành lập công ty tại thành phố Hồ Chí Minh với công ty TRỌN GÓI năm 2019,...
TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
Vihaco Việt Nam chuyên tư vấn dịch vụ thủ tục quy trình điều kiện đăng ký thành lập công ty, thành...
ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Bạn muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh? Bạn muốn thành lập thêm doanh nghiệp/công ty để phục...
TẤT TẦN TẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - GIA HẠN VÀ CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu, gia hạn hay chuyển nhượng nhãn hiệu là câu hỏi chung của rất...
ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau khi thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký tên thương hiệu là một bước rất quan trọng. Vây tên...
An toàn thực phẩm và vai trò của truyền thông khoa học
Ngày 26/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam cùng với Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức hội thảo:...
Sabeco được phép thành công ty 100% sở hữu nước ngoài
Sau xác nhận của UBCKNN, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ...
Điện thoại
Nhắn tin
Zalo
Facebook