KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM SẼ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Việc bị xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là việc không ai muốn và người kinh doanh phải cẩn trọng. Hiện tại có rất nhiều hành vi sẽ bị xử phạt hành chính liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm và số tiền phạt thường rất lớn có thể lên tới trăm triệu.
KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM SẼ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay, tình trạng không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà vẫn cố tình kinh doanh đang gia tăng nhanh chóng làm cho công tác quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan ban ngành trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chúng ta thường lo lắng và muốn biết khi bị xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Vậy không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định của nghị định 178/2013/ND-CP quy định cụ thể: Xử phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng
- Không chỉ bị xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mà còn các hành vi khác
- Bên cạnh việc bị phạt không có giấy chứng nhận attp bạn còn bị phạt rất nhiều hành vi khác. Vì khi doanh nghiệp hoặc cơ sở không xin giấy chứng nhận đồng nghĩa với việc:
- Không được tập huấn kiến thức và đây là mức phạt đối với hành vi này:
+ Xử phạt đối với hành vi sử dụng người thuộc diện phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định mà không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Xử phạt từ 500 ngàn đến 1 triệu đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên. Không có chứng từ (hóa đơn đỏ, kiểm nghiệm, công bố, giấy an toàn thực phẩm) của nguyên liệu đầu vào. Đây là mức phạt đối với hành vi này
1. Xử phạt bằng 80% đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100 triệu
2. Xử phạt bằng 100% đến 120% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100 triệu
3. Xử phạt bằng 120% đến 150% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đạt yêu cầu để sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100 triệu
4. Xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm, trừ các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều này.
5. Xử phạt từ 30 triệu đến 50 triệu đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.
6. Xử phạt từ 70 triệu đến 100 triệu đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm;
c) Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
7. Xử phạt bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm được sản xuất từ nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
* Ngoài bị xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, có thể bạn sử dụng một số chất phụ gia nằm trong danh mục không cho phép, với mức phạt theo quy định:
1. Xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
2. Xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
3. Xử phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
4. Xử phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.
5. Xử phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
6. Xử phạt từ 70 triệu đến 100 triệu đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.
7. Xử phạt bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
* Ngoài bị xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, có thể bạn cũng chưa được khám sức khỏe theo đúng quy định của pháp luật, của Bộ y tế ban hành theo thông tư 14/2013. Và mức phạt cụ thể như sau:
a) Xử phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đối với vi phạm từ 500 người trở lên.
3. Xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy xác nhận đủ sức khỏe.
4. Xử phạt từ 5 triệu đến 7 triệu đối với hành vi sử dụng giấy xác nhận đủ sức khỏe giả.
5. Xử phạt từ 7 triệu đến 10 triệu đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm không được phép tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Trên đây Vihabrand chỉ mới nêu ra một số hành vi khi bạn không hiểu biết về các quy định hiện hành về xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và hành vi liên quan.
Có thể thấy khi bạn không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì không chỉ bị xử phạt từ 10 -15 triệu mà còn có các hành vi liên đới khác và tổng số tiền bị phạt thường rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của cơ sở.
Vì vậy việc lựa chọn 1 đối tác tin cậy để thực hiện đúng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm là việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải lưu tâm.
Hãy phòng tránh thay vì trốn tránh để việc kinh doanh thuận lợi hơn thay vì phải khắc phục những hậu quả do chung ta thiếu quan tâm.
Vihabrand cung cấp dịch vụ làm giấy an toàn thực phẩm và tư vấn một cách trọn vẹn và toàn việc các vấn đề liên quan đến pháp luật VSATTP. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, trẻ trung nhưng rất nhiều kinh nghiệm thực tế chúng tôi tin rằng mình sẽ làm khách hàng hài lòng. Hãy trải nghiệm ngay đừng ngừng ngại gọi điện vì tất cả đều được tư vấn miễn phí. Đừng để bị xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và hành vi khác liên quan đến an toàn thực phẩm. Vậy để được hỗ trợ tư vấn thêm cho các cơ sở đủ điều kiện vsattp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet