THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NHƯ THẾ NÀO?
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời hạn là 3 năm. Và nếu giấy phép này hết hạn thì bạn phải tiến hành xin cấp lại nếu muốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NHƯ THẾ NÀO?
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời hạn là 3 năm. Và nếu giấy phép này hết hạn thì bạn phải tiến hành xin cấp lại nếu muốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Thủ tục xin cấp lại phải được thực hiện trước 6 tháng kể từ ngày giấy này hết hạn. Vihabrand mời các bạn tham khảo thủ tục cấp lại Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm chi tiết trong phần nội dung dưới đây.
Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Trước hết, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Được xác định theo quy định tại Điều 5 TT 47/2014/TT-BYT).
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan này sẽ kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở của bạn. Nếu đủ điều kiện thì sẽ họ sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp họ từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:
a. Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
b. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
c. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
a. Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
b. Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo Phụ lục V gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong khi thực hiện thủ tục này, nếu còn vướng mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời. Quý khách đang muốn kinh doanh thực phẩm mà chưa biết phải xây dựng nhà hàng theo nguyên tắc chuẩn đảm bảo vệ sinh theo quy định của Nhà Nước. Hãy liên hệ với Vihabrand để được tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại TPHCM
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com;
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
VIHABRAND luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet
Dịch vụ khác
- Trang 16 of 22
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- ...
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- ..
- 21
- 22
- Trang tiếp ›
- Trang cuối ››