
Email: cskh.shtt@gmail.com
Hotline: 0933502255
Giờ làm việc:
8h00 - 17h00 (Thứ 2 - Thứ 7)
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Dịch vụ
- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
- CÔNG BỐ SẢN PHẨM
- TƯ VẤN MÃ SỐ MÃ VẠCH
- ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU
- ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
- ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
- SÁNG CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
- DỊCH VỤ TƯ VẤN HỖ TRỢ PHÁP LÝ KHÁC
- TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU
- CHỨNG NHẬN ISO
- QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN
- Văn bản pháp luật
- Tin tức
- Tuyển dụng
- Liên hệ
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tại TPHCM có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tại TPHCM có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tại TPHCM có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tại TPHCM có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tại TPHCM có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tại TPHCM có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tại TPHCM có những quyền và nghĩa vụ nào sau đây
Sản xuất thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân tiến hành thực hiện một, một số cũng có thể là tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra sản phẩm là thực phẩm. Hoạt động sản xuất thực phẩm này cần được thực hiện tốt các công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Vậy các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có những quyền và nghĩa vụ gì trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây: Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm; Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy; Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các tổ chức, cá nhân khác có hành vi gây ảnh hưởng đến mình theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; Được bồi thường thiệt hại do các hành vi của cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.

1. Sản xuất thực phẩm là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm. Trong đó một số hoạt động được quy định như sau:
- Hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng (theo khoản 2 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018).
- Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người (theo khoản 2 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018).
- Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm (khoản 16 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010).
2. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức, cá nhân khi tiến hành tham gia các hoạt động sản xuất thực phẩm thì có các quyền sau đây:
- Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy;
- Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức, cá nhân khi tiến hành tham gia sản xuất thực phẩm có những nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất;
- Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
- Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
- Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm;
- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực phẩm;
- Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn. Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;
- Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định về chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm tại Điều 48 Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra.
- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm (khoản 4 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010).
Vậy trên đây là thông tin cần biết cho các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có những quyền và nghĩa vụ gì trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Để được hỗ trợ thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD
Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết ? Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi
theo số điện thoại : 0933 50 22 55 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND
Người đại diện: (Ông) NGUYỄN VIỆT HÀ Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: Tầng 5A, Tòa nhà Văn phòng Thủy Lợi 4; 286-288, Nguyễn Xí , Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế: 0313625602
Điện thoại: (028) 62758 518 - 0934186339 Email: cskh.vihabrand@gmail.com
Website.https://dangkythuonghieu.org
Hotline: 0933 502 255 – 0934 186 339
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!
Tweet
Bài viết khác
GIẢI BÓNG ĐÁ SHTT PHÍA NAM LẦN THỨ 11 NĂM 2024 - 19/04/2024
Thông báo Mời tham dự hội thảo trực tuyến “IP Key SEA Webinar on Trade Secrets” - 17/04/2024
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 - 22/04/2024
kiểm tra nội dung an toàn thực phẩm ở đâu tại TPHCM - 23/04/2024
Đăng ký nhãn hiệu nhanh tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 10/10/2024
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) quy định gì? - 22/12/2024
Thông báo Mở khóa đào tạo trực tuyến Tổng quan về Sở hữu trí tuệ năm 2024 (đợt 1) - 17/04/2024
Thông báo về việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế theo chương trình PPH - 16/04/2024
Bộ nhận diện của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 phiên bản tiếng Việt - 17/04/2024